Ngôi nhà diện tích 15m2 nhưng có đến 23 nhân khẩu, hiện tại có 11 người đang sinh sống. Mỗi tối khi đi ngủ, trẻ nhỏ, người lớn chen chúc, nằm xếp lớp trên căn gác nhỏ hẹp.
Đó là căn nhà gỗ tồi tàn
trên đường Mai Xuân Thưởng (quận 6, TP.HCM). Trong một diện tích còn
thua cả những căn nhà trọ bình thường, những thành viên của nhiều thế hệ
trong gia đình cứ thế được sinh ra, lớn lên và "ở mãi trong cái khổ".
Chị
Hứa Nguyệt Anh (47 tuổi, con cả bà Viết) kể lại: "4 năm sau, má tôi
sinh thêm một người con. Rồi cứ cách 2-3 năm lại có một đứa nữa ra đời.
Tổng cộng đến năm 1985, số thành viên trong nhà đã được 9 nhân khẩu".
Thời
gian trôi đi, các con của bà Viết lớn lên, lập gia đình rồi sanh con đẻ
cái. Đến năm 1997, hai đứa cháu đầu tiên ra đời. Cứ thế đến hiện tại,
bà Viết có đến 16 đứa cháu nội, ngoại. "Đó là chưa tính một đứa em tôi
đã lấy chồng Đài Loan, sanh hai đứa con bên đó" – chị Anh nói tiếp.
Vậy
là tổng cộng, chiếu theo sổ hộ khẩu, gia đình bà Viết có đến 23 thành
viên cùng sống chung dưới một mái nhà nhỏ bé. Con đông khiến cuộc sống
khó khăn, ai cũng phải tự lo thân, nên dù đã 71 tuổi, mỗi ngày bà vẫn
cặm cụi xách xô chả cá đi bán dạo khắp các ngả đường.
Cái
nghèo cũng khiến con đường học vấn của nhiều đứa cháu bà Viết dang dở.
Chị Nguyễn Thị Kim Hồng (bìa phải, 39 tuổi), con dâu thứ tư của bà Viết
chia sẻ: "Học hết lớp 9, con gái lớn của mình đã nghỉ để đi bán quần áo
phụ giúp cha mẹ. Đứa nhỏ cũng đã 5 tuổi, năm sau nó vào lớp 1 rồi lại
cực".
Vì
ngôi nhà quá nhỏ, mỗi lần nhóm bếp nấu cơm, họ phải lôi tất cả vật dụng
ra giữa nhà, bàn thờ ông Táo cũng dời đi chuyển lại mấy lần. Trong ảnh,
anh Khươu Thanh Hoà (39 tuổi) đang khó nhọc làm vệ sinh phụ tùng chiếc
xe máy dùng để mưu sinh hằng ngày.
Nhà
nhỏ nên phương tiện đi lại của các thành viên cũng không thể dắt vào
trong. Mỗi tối trẻ con phụ nữ ngủ trên gác, đàn ông dưới đất, vừa tranh
thủ chợp mắt vừa trông mấy chiếc xe để bên ngoài.
Khổ
nhất là lúc giặt đồ, lần lượt từng người xả ngay sau khi tắm, treo lên
tạm bợ đợi ráo nước, rồi lại cặm cụi mang lên gác. "Chứ ở dưới có chỗ
đâu mà phơi" – con cả bà Viết chia sẻ.
Nhưng
được cái phơi quần áo rất mau khô. Lý do là vách tường gỗ đã mục gần
hết, vách nhứt loang lỗ, khiến gió lùa qua dễ dàng. Mùa nắng, ánh mặt
trời tha hồ chiếu vào, khiến nhiệt độ bên trong lên cao. Nóng hầm hập.
Ngoài
chuyện đã thay vài lớp tôn gỉ sét chống dột khi trời mưa, ngôi nhà vẫn
giữ nguyên hiện trạng của hơn 40 năm về trước, nên càng lúc càng yếu.
Cách đây không lâu, các bậc cầu thang gỗ bất ngờ lung lay rồi gãy vài
nấc khiến người trong nhà té sõng soài.
Ngôi
nhà yếu ớt trên có thể đã sụp đổ từ lâu nếu không có cây cột chống cứng
cáp. Phải, rất cứng, vì nó là…cột bê tông dùng để câu điện cao thế. Gia
đình đông nhân khẩu trên đã sống dưới đường điện tử thần suốt một thời
gian dài. Chỉ đến gần đây, cột điện trên mới được vô hiệu hoá.
Không
thể chịu được cảnh sống chật chội khủng khiếp như vậy, một số người con
bà Viết đã dắt díu gia đình nhỏ của mình ra ở trọ. "Có người về Đức
Hoà, Đức Huệ (Long An), có người xuống Hóc Môn chạy ăn từng bữa" – bà
Anh cho biết. Giờ đây, ngôi nhà "chỉ" còn 11 người tá túc hằng ngày.
Hơn
một năm trước, khi tuyến đường Mai Xuân Thưởng được sửa chữa, thi công
mở rộng, chuyện di dời, giải toả ngôi nhà được lật lại sau gần 20 năm
gián đoạn. Tuy nhiên, vì mức đền bù có phần hơi thấp, gia đình bà Viết
vẫn còn nấn ná, chưa chịu đi.
Anh
Hứa Hưng (45 tuổi, con trai thứ của bà Viết) thở dài: "Chính quyền có
đặt vấn đề chuyển chúng tôi vào ở chung cư. Ở nhà rộng rãi thoải mái thì
ai không thích, nhưng khi vào thì phải trả góp, vì tiền bồi thường
không đủ để mua nhà. Vả lại ở đây đã quen, tụi tui đi làm, mấy đứa nhỏ
đi học cũng gần nhà. Thà cứ để chúng tôi ở đây, chật chội nhưng vẫn sống
được".
Quá trưa, hai đứa cháu nhỏ của bà Viết bận đồng phục chuẩn bị đi học. Nơi ngon giấc mỗi tối cũng là nơi để tập vở, học bài.
Có
lẽ chỉ khung cửa sổ bên hông cái gác lửng cũ mèm là đẹp nhất ngôi nhà.
Bởi khi ngước ra ngoài, khung cảnh thoải mái đã ở trước mặt những đứa
trẻ. Chúng phải mơ, để thoát khỏi cảnh sống tù túng, chật chội mà hiện
thời đang đối mặt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét