Singapore tách ra từ Malaisia trở thành quốc gia độc lập từ ngày 9/8/1965. Singapore là một quốc đảo nhỏ có diện tích 699 km2, dân số khoảng 4,6 triệu người, gồm 4 dân tộc chính là : Trung Quốc chiếm khoảng 76%, Mã Lai chiếm khoảng 14%, Ấn Độ khoảng 8% và 2% là các dân tộc khác. Sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thống nhất. Singapore là đất nước thiếu nguồn tài nguyên thiên nhiên, nền kinh tế chủ yếu dựa vào công nghiệp chế tạo, kinh tế cảng, thương mại, dịch vụ tài chính...; đối với Singapore " con người là tài nguyên lớn nhất "; muốn phát triển con người cần quan tâm đến công
tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cải cách nền công vụ. Singapore là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh, thu nhập bình quân đầu người đứng thứ hạng cao trên thế giới (năm 1965 là 1.000 USD và hiện nay khoảng trên 85.000 USD ).
Bộ máy công quyền Singapore tinh gọn, không có bộ máy chính quyền địa phương, chỉ có bộ máy chính quyền Trung ương. Quốc hội Singapore có 84 thành viên được bầu và 9 thành viên chỉ định. Chính phủ Singapore cũng khá gọn nhẹ: 15 Bộ.
Nền công vụ Singapore với công cuộc cải cách hành chính và dịch vụ công:
Nền công vụ Singapore luôn đặt yêu cầu chất lượng phục vụ, hiệu qủa,
hiệu lực lên hàng đầu. Khái niệm chất lượng phục vụ của Singapore là mức
độ đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu của công dân. Vì vậy mọi công chức phải
có chất lượng phục vụ tốt, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và tác phong
thái độ nhã nhặn, vươn tới sự hoàn hảo. Hàng năm Chính phủ Singapore
thuê tổ chức tư vấn độc lập để khảo sát, đánh giá về sự phục vụ của các
Bộ đối với người dân.
Chính sách "
không nhầm cửa "được thực hiện trong tất cả các cơ quan công quyền.
Chính sách này bảo đảm cho người dân đến bất kỳ cơ quan nào cũng được
giải quyết theo yêu cầu của công dân, không bị đùn đẩy giữa các cơ quan.
Công chức không được từ chối việc giải quyết.
Singapore giáo dục công chức xác định rằng " người dân đến cơ quan
nhà nước không phải làm phiền chúng ta mà trao cho chúng ta cơ hội để
được phục vụ"; hướng nền công vụ vào phục vụ khách hàng, coi công dân là
khách hàng.
Trong giải quyết
thủ tục hành chính đối với tổ chức và công dân : Trước đây Chính phủ đề
ra số ngày giải quyết, nay Chính phủ hỏi dân cần giải quyết xong bao
nhiêu ngày thì cơ bản sẽ giải quyết bấy nhiêu ngày ( thường là sớm hơn
); Mẫu thủ tục được đơn giản hóa ( những thông tin nào cơ quan nhà nước
có thể lấy được ở chỗ khác thì không yêu cầu người dân cung cấp ) và
được lưu hành trên mạng Internet.
Singapore đang áp dụng công nghệ thông tin trong dịch vụ công, thực
hiện chính phủ điện tử và công dân điện tử trong phục vụ nhân dân. Hiện
nay, có trên 1.600 loại giao dịch điện tử, hầu hết ( trên 97% ) các giao
dịch giữa công dân và chính phủ được thực hiện thông qua mạng Internet.
Về chống tham nhũng : Đối với Singapore một trong những mục đích chống
tham nhũng là để tạo sự công bằng trong xã hội, phục vụ nhân dân tốt
hơn. Chống tham nhũng cần sự liêm khiết, quyết tâm của giới lãnh đạo cấp
cao; luật pháp nghiêm khắc; lương đủ sống và có tích lũy, diệt trừ môi
trường nảy sinh tham nhũng, thực hiện nền công vụ trong sạch với hệ
thống tự kiểm soát bằng qui trình, qui chế hoạt động được xây dựng đồng
bộ, chặt chẽ, bảo đảm : cụ thể, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, minh
bạch, rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm của mỗi người. Úng dụng công nghệ
thông tin, thực hiện chính phủ điện tử và công dân điện tử trong phục vụ
nhân dân là một trong những biện pháp quan trọng chống tham nhũng. Cục
điều tra tham nhũng ( CPIB ) được thành lập từ năm 1952, trực thuộc Văn
phòng Thủ tướng; Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm. Cục hiện nay có
khoảng 100 người làm việc. Hoạt động của Cục tương đối độc lập và có
nhiều quyền hạn; ví dụ có quyền bắt giam người trong vòng 48 giờ khi cần
thiết, có thể tạm giữ cả Bộ trưởng nếu Bộ trưởng có hành vi tham nhũng;
khi cần Cục được quyền yêu cầu những thông tin tài chính do ngân hàng
cung cấp….
Nền công vụ Singapore là nền công vụ luôn cố gắng cải tiến để thích
nghi. Từ năm 1995 Singapore đã khởi xướng nền công vụ công thế kỷ 21
(Đề án PS 21 – CARE ), với 4 nội dung :
1/ Cởi mở, lịch sự, nhã nhặn;
2/ Sẵn sàng đáp ứng, dễ dàng tiếp cận;
3/ Công chức và người dân cùng tham gia công việc để dịch vụ tốt hơn;
4/ Hiệu qủa.
Để đạt được mục tiêu PS 21, Chính phủ đã thành lập 2 cơ quan giúp việc là Ban chỉ đạo TW PS 21 và Ban Cải cách.
Chính phủ Singapore giáo dục công chức về quan điểm sẵn sàng đón
nhận và thực hiện ý tưởng thay đổi với cách nhìn động, đó là :
- Lường trước thay đổi : Nhận thức thay đổi luôn diễn ra mọi nơi trong nền công vụ;
- Chào đón sự thay đổi : mở cửa, không sợ thay đổi. Công chức phải chấp nhận thay đổi.
- Thực hiện sự thay đổi : công chức phải tự chuyển đổi.
Với quan điểm "tất cả công chức đều có những ý tưởng hay, nhưng do
họ không có kinh phí và điều kiện để thực hiện", vì vậy Chính phủ
Singapore đã thành lập ra Ban Thử thách để tiếp nhận tất cả những ý
tưởng của công chức và kiểm định lại; nếu Ban đồng ý thì sẽ cấp kinh phí
để thử nghiệm; những ý tưởng không được dùng thì sẽ đưa vào kho dữ
liệu.
Nền công vụ Singapore với yếu tố con người, nhân tài :
Trong công tác nhân sự, Singapore quan niệm người tài không có
nghĩa là người thông minh nhất, có nhiều bằng cấp nhất, học vị cao mà là
người phù hợp với công việc, đạt kết qủa tốt nhất trong công việc được
giao. Việc đánh giá, phát hiện nhân tài chủ yếu dựa vào 2 tiêu chí kết
qủa làm việc hiện tại và tầm nhìn, khả năng phát triển trong tương lai.
Việc thăng chức, đề bạt căn cứ vào 2 tiêu chuẩn : chất lượng công việc
và năng lực, khả năng phát triển. Quan chức lãnh đạo cấp cao khi đào tạo
được người kế nhiệm sẵn sàng giới thiệu người kế nhiệm lên thay. Họ cho
đó là niềm tự hào. Đối với công chức có khả năng phát triển, cấp trên
dự đóan cương vị cao nhất họ có thể đạt được, trên cơ sở đó giao việc
thử thách, rèn luyện.
Lương công chức được thay đổi theo sự phát triển kinh tế đất nước. Năm
2009 mức lương khởi điểm của công chức khoảng 2.000 đô la Sin ( khoảng
23 triệu đồng VN). Định kỳ 2 năm một lần, Chính phủ khảo sát mức lương
khu vực công và khu vực tư nhân để điều chỉnh lương của khu vực công
tương ứng với khu vực tư nhân. Ngoài lương, công chức được thưởng tùy
thành tích, mức đóng góp của mỗi người. Ngoài ra, trên khía cạnh toàn
quốc Singapore có đưa ra phần thưởng gọi là " phần thưởng chất lượng
Singapore "; ai có yêu cầu muốn nhận giải thưởng này thì Chính phủ sẽ cử
người xuống thẩm định, kiểm tra để xem xét trao giải.
Trong đào tạo, bồi dưỡng : Singapore xác định mỗi công chức đều có
tài năng riêng và cần được phát triển; đây là yếu tố thành công, tạo
thói quen học tập suốt đời, liên tục học hỏi để làm việc tốt trong cả
cuộc đời; giúp công chức có đủ kiến thức để đạt tới chất lượng phục vụ
tốt. Có chiến lược xây dựng đội ngũ công chức thể hiện bằng kế hoạch dài
hạn, ngắn hạn, đào tạo kế nhiệm, bài bản. Thời gian đào tạo, bồi dưỡng
công chức tối thiểu bắt buộc hàng năm là 100 giờ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét