Các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng nguy hiểm lây nhiễm từ động vật sang con người thời gian gần đây bắt nguồn từ Trung Quốc khiến nhiều người hoài nghi và đặt câu hỏi về y tế dự phòng tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
Các định kiến nặng nề trong hàng trăm năm qua đã khiến nhiều người ác cảm với Trung Quốc và coi đây là nơi bắt nguồn của các bệnh truyền nhiễm. Theo New York Times, trên thực tế, Trung Quốc đạt được nhiều bước tiến trong việc phòng chống dịch bệnh so với một số quốc gia khác.
Dù chính phủ Trung Quốc đã tăng cường khả năng phát hiện và giám sát dịch bệnh, việc đánh giá nhẹ tình hình vào thời điểm dịch khởi phát có thể đã khiến dịch bùng phát mạnh mẽ và quy mô nghiêm trọng hơn.
Tiến sĩ Jennifer Huang Bouey, nhà dịch tễ học và chuyên gia nghiên cứu chính sách cao cấp của RAND Corporation, nói rằng Trung Quốc đã trở thành đối tượng nghiên cứu hàng đầu trong các nghiên cứu bệnh truyền nhiễm. Ví dụ, các loại vắcxin cúm mà Mỹ sử dụng đều bắt nguồn từ các nghiên cứu từ Trung Quốc.
Tiến sĩ Bouey nói thêm rằng xét trên một mức độ nào đó, Trung Quốc giống như một phòng thí nghiệm thực tế.
"Một lượng lớn bệnh truyền nhiễm bắt nguồn từ Trung Quốc hoặc từng quét qua Trung Quốc", bà nói. Dưới đây là 4 câu hỏi về các đợt dịch bệnh truyền nhiễm và sự liên quan của Trung Quốc.
Những bệnh truyền nhiễm nào bắt nguồn từ Trung Quốc?
Hai đại dịch cúm tàn khốc nhất của thế kỷ 20 - dịch cúm châu Á năm 1957 và cúm Hong Kong năm 1968 đều bắt nguồn từ Trung Quốc. Hai đại dịch này làm tổng cộng hơn 3 triệu người thiệt mạng trên phạm vi toàn thế giới.
Dịch SARS năm 2003 làm 774 người, chủ yếu ở Trung Quốc, tử vong cũng bắt nguồn từ loài cầy hương được bán tại khu tiêu thụ động vật hoang dã ở chợ thực phẩm tại miền Nam Trung Quốc.
Phòng cách ly đặc biệt trong đợt dịch SARS tại Bắc Kinh năm 2003. Ảnh: AFP
Năm ngoái, virus tả lợn châu Phi làm chết một nửa số lợn được nuôi ở các trang trại Trung Quốc. Hiện tại, chưa có cách phòng chống loại virus này. Tuy virus không lây sang người và cũng không xuất phát từ Trung Quốc, nhưng những người chỉ trích cho rằng biện pháp quản lý dịch bệnh của Trung Quốc, quốc gia có đàn lợn lớn nhất thế giới, là không đủ mạnh và làm lây lan ra các nước khác ở châu Á.
Cho đến tháng 2 năm nay, chủng mới của virus corona làm hơn 70.000 người nhiễm bệnh, hơn 2.000 người chết. Virus xuất phát từ Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, và nhiều khả năng xuất phát từ động vật hoang dã.
Vì sao Trung Quốc đối mặt với các nguy cơ lây nhiễm từ động vật hoang dã?
Các nhà dịch tễ học chỉ ra các đặc điểm cơ bản về Trung Quốc khiến nước này đối mặt với nguy cơ lớn hơn: Trung Quốc có 1,4 tỷ dân, người dân đi lại thường xuyên giữa nông thôn và thành phố và thực trạng các khu chợ và trại gia súc giết mổ động vật hoang dã lẫn gia súc nằm giữa thành phố. Ngoài ra, trong số 50 thành phố có dân số đông nhất thế giới, Trung Quốc có 14 thành phố.
"Nền kinh tế và dân số Trung Quốc tăng trưởng rất nhanh, mật độ dân cư đông đúc trong một không gian chật hẹp và con người có tiếp xúc gần với động vật như chúng ta đã thấy", Sean Beckmann, giáo sư sinh vật học tại Đại học Stanson ở Floria, nói.
Beckmann mô tả Trung Quốc như một "môi trường hoàn hảo" để sinh ra các căn bệnh lây từ động vật sang người. "Sự tiếp xúc gần gũi này tạo cơ hội cho virus lây lan vượt qua chủng loại, từ gia súc, gia cầm sang con người", Beckmann nói.
Trên thực tế, từ lâu Trung Quốc đã bị coi là xứ sở của dịch bệnh . Tham khảo New York Times
Theo Trí thức trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét