Ngân sách chỉ còn 45 nghìn tỷ, mà phải oằn lưng cõng 13 nghìn tỷ nuôi 40 nghìn xe công?
Hồi tháng 3/2015, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo danh sách 40 xe công đi lễ chùa, bị chụp ảnh trong dịp lễ hội đền Trần, trong đó có cả nhiều xe từ Sài Gòn và các tỉnh phía nam ra miền bắc đi chùa, gây lãng phí và phản cảm với người dân. Đó chỉ là một trong số rất nhiều xe công sử dụng sai mục đích, gây tốn kém lãng phí cho ngân sách công trong khi ngân sách đang rất khó khăn.
Mặc dù nhà nước đã có nhiều văn bản
khuyến cáo không sử dụng xe công vào các mục đích cá nhân, nhưng thực tế
xe công vẫn được sử dụng sai mục đích, người dân có thể gặp rất nhiều
xe biển xanh, xe biển đỏ đi lễ hội ở đền Trần, chùa Hương, chùa Yên tử,
chùa Bái Đính, đền Hùng… Hoặc gặp xe công ở các bãi biển, các khu nghỉ
mát như Sapa, Tam Đảo… Hoặc gặp xe công ở các nhà hàng, quán ăn lớn nhỏ.
Với một số lượng xe công 40.000 chiếc,
chưa kể xe của quân đội, công an và các doanh nghiệp nhà nước, các tập
đoàn, tổng công ty, nếu được thống kê đầy đủ có lẽ cũng thêm khoảng
40.000 chiếc, vị chi cả nước đang có khoảng 80.000 chiếc xe ô tô công.
Theo tính toán của Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính), bình quân chi
phí trả lương lái xe, hao mòn, sửa chữa, xăng dầu… trong một năm của mỗi
ô tô công tương đương khoảng 320 triệu đồng. Thông tin trên được ông
Trần Đức Thắng, Cục trưởng Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) đưa ra
tại cuộc họp báo chiều 23/10.
Nếu tính đủ, cả nước hiện có gần 80.000
xe ôtô công, ước tính mỗi năm, chi phí để “nuôi” xe công có thể ngốn
25.000 tỷ đồng, mức chi như vậy trong bối cảnh ngân sách còn khó khăn
thì rất bất hợp lý.
Số lượng xe công lớn, trong khi việc sử
dụng như hiện nay vẫn còn nhiều lãng phí, sử dụng sai mục đích khiến cho
ngân sách hàng năm phải oằn mình gánh phí. Đây là thực tế được đại diện
Bộ Tài chính chia sẻ tại cuộc họp báo.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư thì
ngân sách 2016 chỉ còn 45.000 tỷ, đang rất khó khăn, thiếu thốn, thì thử
xem việc chi phí 25.000 tỷ chỉ riêng cho xe công là bất hợp lý.
Điều này cũng một phần bắt nguồn từ quy
định cũ khi các đơn vị được thay thế xe ôtô công theo nguyên tắc “không
vượt quá số xe ô tô hiện có”. Điều này đồng nghĩa với không hạn chế số
lượng xe công tại các đơn vị. Vì thế, số lượng xe công cứ thế tăng dần
đều khi hàng năm, hàng loạt xe công mới được “xin cho”, trong khi xe
công cũ vẫn tiếp tục được sử dụng.
Advertisement
cạnh đó, Cục Quản lý Công sản cũng
nêu ra nhiều vấn đề trong hoạt động mua sắm xe công hiện nay. Một trong
số đó là quy định về thời gian, số km sử dụng chưa phù hợp với thực tế;
việc sử dụng xe sai đối tượng, xe đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc với
các chức danh không đủ tiêu chuẩn vẫn diễn ra…
Cần thúc đẩy các hình thức sử dụng xe
khác khi đề ra định mức đối với việc thuê dịch vụ xe ô tô và khoán kinh
phí sử dụng theo giá thị trường dựa trên khoảng cách thực tế từ nhà ở
đến nơi làm việc hoặc khoảng cách thực tế đi công tác, đơn giá bình quân
của phương tiện vận tải công cộng. Bộ Tài chính nhận định đây sẽ là một
bước thay đổi lớn, tiến tới giảm dần việc trang bị hiện vật và chuyển
sang cơ chế thuê, khoán được nhiều nước đang áp dụng.
Thành Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét