Aung San Suu Kyi - "Đóa hồng dân chủ" của Myanmar
Aung San Suu Kyi là người đã lãnh đạo phong trào dân chủ ở Myanamar. Là
lãnh tụ phe đối lập, chủ tịch của Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ
(NLD), bà được trao giải Nobel Hòa bình từ năm 1991 và đã trở thành biểu
tượng cho ước vọng dân chủ của người dân Myanmar.
Hôm
qua (9/11), đảng cầm quyền của Myanmar đã thừa nhận thất bại trước đảng
Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi. Đây là
cuộc bầu cử lịch sử của người dân Myanmar bởi nó có ý nghĩa quan trọng
đối với quá trình chuyển đổi sang chế độ dân chủ của đất nước Đông Nam Á
vốn đóng cửa khép kín và cam chịu chế độ độc tài trong suốt nửa thế kỷ
trước đó.
Là con gái của Aung San - người thành
lập Tatmadaw, lực lượng vũ trang hiện đại của Myanmar và là người
đàm phán về độc lập cho Miến Điện (Burma) khỏi sự thống trị của Đế quốc Anh vào năm 1947 nhưng bị ám sát ngay sau đó. Khi đó bà Suu Kyi mới 2 tuổi. Mẹ của bà sau đó cũng trở nên nổi tiếng với vai trò một nhân vật chính trị trong chính phủ mới được thành lập.
đàm phán về độc lập cho Miến Điện (Burma) khỏi sự thống trị của Đế quốc Anh vào năm 1947 nhưng bị ám sát ngay sau đó. Khi đó bà Suu Kyi mới 2 tuổi. Mẹ của bà sau đó cũng trở nên nổi tiếng với vai trò một nhân vật chính trị trong chính phủ mới được thành lập.
Năm 1988
Suu Kyi trở về Myanmar sau khi học tập ở nước ngoài và từng làm việc
trong các tổ chức chính trị nước ngoài (trong đó có cả Liên hợp quốc),
bà trở về Myanmar. Lúc đầu là để chăm sóc người mẹ ốm yếu, nhưng sau đó
bà trở thành người lãnh đạo phong trào dân chủ.
Bài
viết dưới đây điểm lại những chặng đường đấu tranh dân chủ kể mà bà
Aung San Suu Kyi đã đi qua kể từ khi được trả tự do năm 2010.
Ngày 13/11/2010: Aung San Suu Kyi được trả tự do
Năm
1990, khi đảng của bà Aung San Suu Kyi giành thắng lợi tuyệt đối trong
cuộc bầu cử. Tuy nhiên, kết quả này đã bị các tướng quân đội Myanmar gạt
đi. Hơn nữa, bà còn chịu sự quản thúc tại gia trong những năm tháng sau
đó, dù bà đã được trao giải Nobel Hòa bình vào năm 1991. Kết nối duy
nhất của bà với thế giới bên ngoài là một chiếc radio chập chờn. Bà bị
cắt đứt liên lạc với chồng và con, thậm chí không được gặp chồng khi ông
qua đời.
Sự kiện bà Aung San Suu Kyi được trả
tự do đã thổi bùng lên hi vọng cho các nhóm đối lập – những người vẫn
luôn cố gắng loại bỏ chế độ độc tài quân sự trong nhiều thập kỷ.
Ngày 2/5/2012: Đảng của bà Suu Kyi giành đa số ghế trong cuộc bầu cử phụ
Bà
Suu Kyi giành được chiến thắng lịch sử trong cuộc bầu cử phụ với 43
trên 45 ghế. Sự kiện này được coi là “bước khởi đầu mở ra thời kỳ mới”
cho Myanmar. Một thời gian ngắn sau đó, Mỹ bắt đầu nới lỏng các biện
pháp trừng phạt kinh tế đối với Myanmar.
Ngày 29/5/2012: Bà Suu Kyi khuyến khích “sự hoài nghi lành mạnh” về cải cách
Trong
chuyến ra nước ngoài đầu tiên kể từ khi được thả tự do, bà Suu Kyi cảnh
báo với những người quan sát rằng có thể họ đang “lạc quan một cách vô
căn cứ” về quá trình chuyển đổi dân chủ ở Myanmar. Bà còn khuyến khích
sự “hoài nghi lành mạnh” về quá trình cải cách ở đất nước này.
Ngày 19/11/2012: Ông Obama tới thăm Myanmar
Tổng
thống Mỹ Barack Obama đã có chuyến thăm tới Myanmar vào cuối năm 2012.
Ông bày tỏ hi vọng đất nước này sẽ có những bước tiến xa hơn nữa trong
quá trình đầu tranh dân chủ.
Ngày 15/1/2013: Đảng của bà Suu Kyi chấp nhận tiền từ những cá nhân trong danh sách đen
Tại
một sự kiện từ thiện về lĩnh vực y tế và giáo dục, đảng NLD của bà Suu
Kyi đã chấp nhận tiền quyên góp từ Tay Za (ảnh dưới), một doanh nhân
người Myanmar bị chính quyền hiện tại liệt kê vào danh sách đen vì thân
Mỹ.
Nói về quyết định này, bà Suu Kyi cho biết
đảng của bà chấp nhận số tiền này vì nó có mục đích tốt, và những người
như ông Tay Za nên được ban cho cơ hội.
Ngày 27/3/2013: Bà Suu Kyi tham dự Lễ kỷ niệm quân lực của Myanmar
Bà đã ngồi giữa các vị tướng của Myanmar. Hình ảnh này được coi là biểu tượng của sự hòa giải.
Ngày 18/12/2013: Đảng đối lập đe dọa tẩy chay
Bà
Suu Kyi tuyên bố đảng của bà có thể tẩy chay kết quả bầu cử năm 2015.
“Chúng tôi sẽ không tham gia vào một cuộc cạnh tranh đã được sắp xếp từ
trước nhằm đem lại lợi thế công bằng cho một bên”, bà nói.
Ngày 5/11/2-14: “Mỹ quá lạc quan về cải cách”
1
tuần trước chuyến thăm của ông Obama, biểu tượng dân chủ buộc tội Mỹ đã
quá lạc quan về quá trình cải cách và chuyển đổi dân chủ ở đây. Bà yêu
cầu cải cách để chứng tỏ những thay đổi to lớn trong 2 năm trước đó.
Ngày 25/6/2015: Quốc hội Myanmar cấm bà Suu Kyi tranh cử Tổng thống
Quốc
hội Myanmar đã bỏ phiếu chống lại những thay đổi trong hiến pháp đã
được quân đội soạn thảo. Trong đó có điều khoản cấm bất kỳ ai có người
thân là người nước ngoài nắm giữ các vị trí lãnh đạo. Bà Suu Kyi có
chồng là người Anh và hai con trai của bà cũng mang quốc tịch Anh.
Ngày 11/7/2015: Bà Suu Kyi quyết định tranh cử
Đảng
NLD của bà quyết định tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử lịch sử được
tổ chức hôm 8/11 vừa qua, bất chấp việc bà Suu Kyi sẽ không thể trở
thành Tổng thống.
Suy Kyi cho biết mục tiêu hàng
đầu của bà chỉ là chiến thắng vừa đủ số ghế để đảng NLD có thể thành
lập chính phủ và sau đó sẽ sửa đổi hiến pháp.
Thu Hương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét