Ảnh minh họa
Những yêu cầu pháp lý mang tính ràng buộc cao đã tạo nên sức ép lớn đối với các nhà nhập chính sách của Việt Nam phải thay đổi hệ thống pháp lý trong nước tương thích với tập quán kinh doanh quốc tế và nguyên tắc của kinh tế thị trường.
Bước cải cách thể chế kinh tế quan trọng đầu tiên là dưới sức ép Hiệp định thương mại BTA Việt Nam – Hoa Kỳ. Theo ông Nguyễn Đình Lương, nguyên trưởng đoàn đàm phán, hiệp định này lần đầu tiên “kích hoạt” vào cách tư duy thiết kế hệ thống pháp lý của Việt Nam những nguyên tắc nền tảng của WTO là Minh bạch và Không phân biệt đối xử.
Nhớ lại, cuộc đàm phán BTA diễn ra trầy trật, kéo dài do những khó khăn từ hai phía. Bởi khi chấp nhận những cam kết, Việt Nam sẽ phải phá vỡ gần như toàn bộ khung pháp lý hiện hành. Do đó, việc nhận diện được xu hướng phát triển của thời đại, những thay đổi sâu sắc của kinh tế thế giới, cùng nhu cầu bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, đặc biệt là sự nhận thức hệ thống pháp lý đang cản trở sự phát triển đã giúp các nhà lãnh đạo Việt Nam thay đổi được suy nghĩ.
Bài học thời bấy giờ được các nhà lãnh đạo rút ra: Muốn hội nhập, muốn phát triển phải cải tạo là hệ thống pháp luật. Theo đó, hai bên từng bước tìm hiểu luật lệ của nhau, tìm cách tiến gần và cuối cùng BTA được hoàn tất ký kết và có hiệu lực từ tháng 12/2001.
Sau khi BTA được ký kết, Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp chủ trì, tiến hành tổng rà soát toàn bộ các văn bản pháp luật, đối chiếu các cam kết trong BTA, đề xuất và trình Quốc hội. Sau đó, Quốc hội đã xem xét và ban hành Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung các văn bản theo lộ trình của Hiệp định. Nhiệm kỳ Quốc hội khóa 2001 – 2005, Việt Nam đã xây dựng mới, bổ sung, sửa đổi 137 dự án Luật, pháp lệnh và Nghị quyết, trong tất cả các lĩnh vực…
Tiếp theo BTA, quá trình đàm phán gia nhập WTO cũng tạo ra những sức ép rất lớn đối với các nhà lãnh đạo của Việt Nam, khi phải tiếp tục điều chỉnh, thay đổi hệ thống pháp lý nhằm tương thích với luật chơi chung của thương mại toàn cầu.
Cho đến thời điểm gia nhập WTO, Việt Nam đã phải hoàn tất việc sửa và xây dựng 25 Luật và Pháp lệnh so với cam kết 26 Luật và Pháp lệnh phải sửa và xây dựng để gia nhập WTO. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã phải tiến hành rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật, những văn bản nào không phù hợp sẽ bị loại bỏ.
Chẳng hạn, trong năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, đã tiến hành rà soát pháp luật với hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn đầu đã rà soát 568 văn bản quy phạm pháp luật ở Trung ương và rất nhiều văn bản của địa phương cũng được rà soát, sửa đổi.
Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, quá trình rà soát pháp luật tại nhiều địa phương trong năm 2007, đã có 70 văn bản được sửa đổi bổ sung, hủy bỏ 24 văn bản và ban hành mới 34 văn bản. Bộ Tư pháp đánh giá, về tổng thể pháp luật Việt Nam cơ bản đã thống nhất với các cam kết của Việt Nam trong WTO.
Mặc dù hệ thống pháp lý của Việt Nam đã ngày càng hoàn thiện, song việc tham gia các FTA thế hệ mới như FTA Việt Nam – EU, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cũng sẽ tiếp tục đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam trong cải cách thể chế kinh tế theo hướng minh bạch hóa, tăng cạnh tranh và hạn chế độc quyền, tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, không phân biệt đối xử, gỡ bỏ rào cản đối với hàng hóa và nhà đầu tư nước ngoài.
Về gắn hạn, cải cách thể chế kinh tế và pháp lý sẽ tạo ra sức ép lớn lên cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước và ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, về dài hạn thì hành lang pháp lý hướng mạnh hơn theo những nguyên tắc thị trường, sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế và khu vực doanh nghiệp.
Bước cải cách thể chế kinh tế quan trọng đầu tiên là dưới sức ép Hiệp định thương mại BTA Việt Nam – Hoa Kỳ. Theo ông Nguyễn Đình Lương, nguyên trưởng đoàn đàm phán, hiệp định này lần đầu tiên “kích hoạt” vào cách tư duy thiết kế hệ thống pháp lý của Việt Nam những nguyên tắc nền tảng của WTO là Minh bạch và Không phân biệt đối xử.
Nhớ lại, cuộc đàm phán BTA diễn ra trầy trật, kéo dài do những khó khăn từ hai phía. Bởi khi chấp nhận những cam kết, Việt Nam sẽ phải phá vỡ gần như toàn bộ khung pháp lý hiện hành. Do đó, việc nhận diện được xu hướng phát triển của thời đại, những thay đổi sâu sắc của kinh tế thế giới, cùng nhu cầu bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, đặc biệt là sự nhận thức hệ thống pháp lý đang cản trở sự phát triển đã giúp các nhà lãnh đạo Việt Nam thay đổi được suy nghĩ.
Bài học thời bấy giờ được các nhà lãnh đạo rút ra: Muốn hội nhập, muốn phát triển phải cải tạo là hệ thống pháp luật. Theo đó, hai bên từng bước tìm hiểu luật lệ của nhau, tìm cách tiến gần và cuối cùng BTA được hoàn tất ký kết và có hiệu lực từ tháng 12/2001.
Sau khi BTA được ký kết, Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp chủ trì, tiến hành tổng rà soát toàn bộ các văn bản pháp luật, đối chiếu các cam kết trong BTA, đề xuất và trình Quốc hội. Sau đó, Quốc hội đã xem xét và ban hành Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung các văn bản theo lộ trình của Hiệp định. Nhiệm kỳ Quốc hội khóa 2001 – 2005, Việt Nam đã xây dựng mới, bổ sung, sửa đổi 137 dự án Luật, pháp lệnh và Nghị quyết, trong tất cả các lĩnh vực…
Tiếp theo BTA, quá trình đàm phán gia nhập WTO cũng tạo ra những sức ép rất lớn đối với các nhà lãnh đạo của Việt Nam, khi phải tiếp tục điều chỉnh, thay đổi hệ thống pháp lý nhằm tương thích với luật chơi chung của thương mại toàn cầu.
Cho đến thời điểm gia nhập WTO, Việt Nam đã phải hoàn tất việc sửa và xây dựng 25 Luật và Pháp lệnh so với cam kết 26 Luật và Pháp lệnh phải sửa và xây dựng để gia nhập WTO. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã phải tiến hành rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật, những văn bản nào không phù hợp sẽ bị loại bỏ.
Chẳng hạn, trong năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, đã tiến hành rà soát pháp luật với hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn đầu đã rà soát 568 văn bản quy phạm pháp luật ở Trung ương và rất nhiều văn bản của địa phương cũng được rà soát, sửa đổi.
Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, quá trình rà soát pháp luật tại nhiều địa phương trong năm 2007, đã có 70 văn bản được sửa đổi bổ sung, hủy bỏ 24 văn bản và ban hành mới 34 văn bản. Bộ Tư pháp đánh giá, về tổng thể pháp luật Việt Nam cơ bản đã thống nhất với các cam kết của Việt Nam trong WTO.
Mặc dù hệ thống pháp lý của Việt Nam đã ngày càng hoàn thiện, song việc tham gia các FTA thế hệ mới như FTA Việt Nam – EU, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cũng sẽ tiếp tục đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam trong cải cách thể chế kinh tế theo hướng minh bạch hóa, tăng cạnh tranh và hạn chế độc quyền, tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, không phân biệt đối xử, gỡ bỏ rào cản đối với hàng hóa và nhà đầu tư nước ngoài.
Về gắn hạn, cải cách thể chế kinh tế và pháp lý sẽ tạo ra sức ép lớn lên cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước và ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, về dài hạn thì hành lang pháp lý hướng mạnh hơn theo những nguyên tắc thị trường, sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế và khu vực doanh nghiệp.
Theo Trí thức trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét