Cao ốc 8B Lê Trực. Ảnh tư liệu.
Liên quan tới sai phạm tại tòa nhà 8B Lê Trực (Q. Ba Đình, Hà Nội), cơ quan chức năng vẫn chưa tiến hành công khai các hình thức kỷ luật tập thể, cá nhân phải chịu trách nhiệm.
- Hà Nội xem xét kỷ luật người ký cấp phép xây dựng nhà 8B Lê Trực
- Bác bỏ tin dừng cưỡng chế phá dỡ phần sai phạm tại tòa 8B Lê Trực
- Hà Nội: Lại đồng ý cho cao ốc 8B Lê Trực tự ‘cắt ngọn’
Gần 5 tháng trôi qua từ lúc vụ việc cao ốc 8B Lê Trực
xây vượt chiều cao cho phép bị phát hiện và gần 2
tháng sau khi cơ quan chức năng có kết luận chỉ rõ sai phạm của công trình và các tập thể, cá nhân phải chịu trách nhiệm và bị xử lý, hiện cơ quan chức năng vẫn chưa tiến hành công khai các hình thức kỷ luật.
Trao đổi với chúng tôi chiều 23-2, khi được hỏi việc Sở Xây dựng Hà Nội báo cáo thành phố về việc kỷ luật cán bộ liên quan tới công trình trên hay chưa, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cho hay hiện thành phố vẫn chưa được báo cáo cụ thể.
“Thành phố đã có báo cáo lên Thành ủy về việc này, vì Ủy ban kiểm tra Thành ủy là cơ quan giám sát về mặt Đảng”, ông Hùng thông tin.
Trên cơ sở thông tin ông Hùng cung cấp, Tuổi Trẻ liên hệ với ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng, thì được ông Dục thông tin là “Sở đang triển khai”.
Về việc thời điểm và các phương án kỷ luật cụ thể đối với các tập thể cá nhân liên quan ông Dục thông tin ngắn gọn hiện “vẫn chưa chốt”.
Trước đó, Thanh tra Sở Xây dựng trình lên Hội đồng kỷ luật của Sở này danh sách 8 cán bộ (Đội trưởng, Đội phó Đội Thanh tra xây dựng quận Ba Đình; 5 cán bộ Đội Thanh tra xây dựng quận Ba Đình và Phó chánh Thanh tra Sở Xây dựng phụ trách địa bàn) dự kiến bị xem xét kỷ luật.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Việt Dũng, Chánh thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội, cho biết hình thức kỷ luật như thế nào sẽ do Hội đồng kỷ luật của Sở Xây dựng quyết định.
Ngoài ra, liên quan tới việc để xảy ra sai phạm tại công trình 8B Lê Trực, hai cá nhân bị đề nghị xem xét là ông Nguyễn Quốc Tuấn, nguyên Phó giám đốc Sở và bà Lê Thị Nhung, nguyên Trưởng Phòng quản lý cấp phép xây dựng, Sở Xây dựng.
Sở Xây dựng đã có văn bản gửi Sở Nội vụ Hà Nội về việc xem xét kỷ luật các cán bộ trực thuộc sở đã nghỉ hưu liên quan tới sai phạm tại công trình 8B Lê Trực. Ông Lê Văn Đức, chuyên viên Phòng quản lý cấp phép xây dựng, cũng bị quy trách nhiệm để xảy ra sai sót trên.
Nhận định về việc xử lý kỷ luật các cán bộ cơ quan nhà nước liên quan tới các sai phạm nói chung và tại công trình 8B Lê Trực nói riêng, TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cho rằng “còn rất ì ạch”.
"Trường hợp 8B Lê Trực, tại sao thời gian để kéo dài như vậy, phải xem vướng ở khâu nào, ở cơ quan nào thì phải đôn đốc.
Đáng lẽ, với những vụ việc gây bức xúc lớn trong dư luận, cơ quan quản lý phải xem đây là cơ hội để gây dựng uy tín và lập lại kỷ cương trong thi hành công vụ.
Và ngược lại, phải xem việc thiếu rốt ráo là nguy cơ dấy lên sự bất minh trong thông tin, sự bao che trong xử lý mà dư luận có quyền đặt ra".
tháng sau khi cơ quan chức năng có kết luận chỉ rõ sai phạm của công trình và các tập thể, cá nhân phải chịu trách nhiệm và bị xử lý, hiện cơ quan chức năng vẫn chưa tiến hành công khai các hình thức kỷ luật.
Trao đổi với chúng tôi chiều 23-2, khi được hỏi việc Sở Xây dựng Hà Nội báo cáo thành phố về việc kỷ luật cán bộ liên quan tới công trình trên hay chưa, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cho hay hiện thành phố vẫn chưa được báo cáo cụ thể.
“Thành phố đã có báo cáo lên Thành ủy về việc này, vì Ủy ban kiểm tra Thành ủy là cơ quan giám sát về mặt Đảng”, ông Hùng thông tin.
Trên cơ sở thông tin ông Hùng cung cấp, Tuổi Trẻ liên hệ với ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng, thì được ông Dục thông tin là “Sở đang triển khai”.
Về việc thời điểm và các phương án kỷ luật cụ thể đối với các tập thể cá nhân liên quan ông Dục thông tin ngắn gọn hiện “vẫn chưa chốt”.
Trước đó, Thanh tra Sở Xây dựng trình lên Hội đồng kỷ luật của Sở này danh sách 8 cán bộ (Đội trưởng, Đội phó Đội Thanh tra xây dựng quận Ba Đình; 5 cán bộ Đội Thanh tra xây dựng quận Ba Đình và Phó chánh Thanh tra Sở Xây dựng phụ trách địa bàn) dự kiến bị xem xét kỷ luật.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Việt Dũng, Chánh thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội, cho biết hình thức kỷ luật như thế nào sẽ do Hội đồng kỷ luật của Sở Xây dựng quyết định.
Ngoài ra, liên quan tới việc để xảy ra sai phạm tại công trình 8B Lê Trực, hai cá nhân bị đề nghị xem xét là ông Nguyễn Quốc Tuấn, nguyên Phó giám đốc Sở và bà Lê Thị Nhung, nguyên Trưởng Phòng quản lý cấp phép xây dựng, Sở Xây dựng.
Sở Xây dựng đã có văn bản gửi Sở Nội vụ Hà Nội về việc xem xét kỷ luật các cán bộ trực thuộc sở đã nghỉ hưu liên quan tới sai phạm tại công trình 8B Lê Trực. Ông Lê Văn Đức, chuyên viên Phòng quản lý cấp phép xây dựng, cũng bị quy trách nhiệm để xảy ra sai sót trên.
Nhận định về việc xử lý kỷ luật các cán bộ cơ quan nhà nước liên quan tới các sai phạm nói chung và tại công trình 8B Lê Trực nói riêng, TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cho rằng “còn rất ì ạch”.
"Trường hợp 8B Lê Trực, tại sao thời gian để kéo dài như vậy, phải xem vướng ở khâu nào, ở cơ quan nào thì phải đôn đốc.
Đáng lẽ, với những vụ việc gây bức xúc lớn trong dư luận, cơ quan quản lý phải xem đây là cơ hội để gây dựng uy tín và lập lại kỷ cương trong thi hành công vụ.
Và ngược lại, phải xem việc thiếu rốt ráo là nguy cơ dấy lên sự bất minh trong thông tin, sự bao che trong xử lý mà dư luận có quyền đặt ra".
Tuổi Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét