Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn - Ảnh: Getty/Bloomberg.
An Huy
Chỉ trong vòng hai tuần sau khi nhậm chức, nhà lãnh đạo Đài Loan
Thái Anh Văn đã có một loạt động thái cho thấy sự rõ ràng trong chính
sách của bà đối với Trung Quốc đại lục. Hãng tin
Bloomberg nhận định, kết quả của chính sách này có thể sẽ là một thời kỳ
nhiều biến động hơn trong mối quan hệ giữa hai bờ eo biển.
Bà Thái Anh Văn, Chủ tịch Đảng Dân chủ tiến bộ (DPP), một đảng chính trị của Đài Loan ủng hộ việc vùng
lãnh thổ này độc lập với Trung Quốc đại lục, đang thực hiện lời hứa đưa ra trong bài phát biểu nhậm chức hôm 20/5 về thắt chặt quan hệ với các quốc gia khác thay vì Bắc Kinh và giảm sự phụ thuộc về kinh tế của Đài Loan vào đại lục.
Những việc bà Thái đã làm sau khi nhậm chức cũng cho thấy, bà đang đảo ngược chính sách thân Bắc Kinh của người tiền nhiệm Mã Anh Cửu.
Những động thái chính sách đầu tiên của bà Thái có thể sẽ làm mếch lòng Bắc Kinh, nơi các nhà lãnh đạo đang gây sức ép buộc bà xác nhận “một Trung Quốc” - nguyên tắc nói rằng đảo Đài Loan và Trung Quốc đại lục cùng thuộc về một quốc gia.
Bloomberg cũng cho rằng, rất có thể Bắc Kinh sẽ phản ứng bằng cách dùng những biện pháp gây khó khăn cho nền kinh tế vốn dĩ đang giảm tốc của Đài Loan.
Sau bài phát biểu nhậm chức của bà Thái Anh Văn, Trung Quốc đã so sánh bài phát biểu này với một “bản trả lời câu hỏi chưa hoàn thiện”.
“Bà Thái đã làm rõ lựa chọn chính sách của mình ngay trong những ngày đầu tiên lãnh đạo Đài Loan, tách biệt Đài Loan khỏi Trung Quốc trên mọi phương diện, từ chính trị, kinh tế, văn hóa cho tới quan hệ đối ngoại”, giáo sư Chang Ling-chen thuộc Đại học Đài Loan nhận định. “Bản trả lời câu hỏi chưa hoàn thiện sẽ không được hoàn thiện. Câu hỏi duy nhất đặt ra lúc này là đại lục sẽ chờ đến bao giờ mới có hành động?”
Ngay trong ngày làm việc đầu tiên trên cương vị nhà lãnh đạo Đài Loan hôm 23/5, bà Thái Anh Văn đã thiết lập một cơ chế với Nhật Bản nhằm giải quyết tranh chấp trên biển, phát tín hiệu về mối quan hệ có thể ấm lên với Tokyo - quốc gia cũng có tranh chấp lãnh thổ trên biển với Bắc Kinh. Chính quyền Đài Loan tuyên bố sẽ làm việc trực tiếp với Nhật Bản để giải quyết bất đồng về quyền đánh bắt cá tại vùng biển gần đá Okinotori của Nhật, thay vì sử dụng đến công cụ pháp lý.
Cũng trong ngày 23/5, chính quyền Đài Loan công bố sắc lệnh xóa tội danh hình sự đối với 126 người biểu tình xâm nhập vào trụ sở chính quyền hồi năm 2014 nhằm phản đối một thỏa thuận thương mại giữa Đài Loan với Trung Quốc đại lục.
Cùng ngày, khi bổ nhiệm đại điện ngoại giao mới của Đài Loan tại Mỹ, bà Thái đã sử dụng chức danh “đại sứ” thay vì “đại diện” - một động thái có thể khiến Bắc Kinh “nổi giận” vì chức danh “đại sứ” này đồng nghĩa khẳng định Đài Loan là một quốc gia thay vì là một phần của Trung Quốc như Bắc Kinh đòi hỏi.
Ngoài ra, bà Thái Anh Văn còn có những động thái cương quyết khác. Một ngày sau khi bà nhậm chức, người đứng đầu cơ quan giáo dục của Đài Loan tuyên bố từ bỏ kế hoạch thay đổi đề cương giáo dục của nước này. Đây là kế hoạch mà ông Mã Anh Cửu đưa ra vào năm 2014 nhằm nhấn mạnh ý tưởng “một Trung Quốc”.
Tiếp đó, hôm 24/5, văn phòng của bà Thái Anh Văn hủy bỏ truyền thống bái vọng mộ Tôn Trung Sơn - truyền thống được coi là thể hiện sự tôn trọng đối với ý tưởng “một Trung Quốc”, bởi Tôn Trung Sơn là người khai sinh Trung Quốc hiện đại và mộ của ông đặt ở Trung Quốc đại lục.
Theo nhà nghiên cứu cấp cao Xu Shiquan thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, những động thái của bà Thái Anh Văn trong những ngày đầu lên cầm quyền cho thấy bà sẽ không chấp nhận sự đồng thuận đạt được vào năm 1992 giữa Đài Loan và Bắc Kinh về nguyên tắc “một Trung Quốc”.
Giờ là lúc bà Thái phải đưa ra quyết định sẽ tiến xa đến đâu. Hôm 25/5, Giám đốc Văn phòng Quan hệ Đài Loan của Trung Quốc đại lục nói rằng các kênh đối thoại giữa hai bờ eo biển, bao gồm 23 thỏa thuận về thương mại, du lịch và văn hóa, sẽ sụp đổ nếu Đài Loan không tuân thủ sự đồng thuận 1992.
Hiện bà Thái đã nhìn ra xa hơn Trung Quốc trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đài Loan, sau khi nền kinh tế của vùng lãnh thổ này tăng trưởng yếu nhất kể từ năm 2009 trong năm ngoái. Bà đã cho thành lập một văn phòng nhằm điều phối ý tưởng “nam tiến mới” (New Go South). Đây là ý tưởng nhằm tăng cường quan hệ giữa Đài Loan với các nước ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á.
Vào cuối tháng 6 này, bà Thái có thể sẽ một lần nữa khiến Bắc Kinh “khó chịu” khi tới thăm Panama và Paraguay, hai trong số ngày càng ít các quốc gia duy trì quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan. Trong chuyến đi này, nhà lãnh đạo Đài Loan cũng sẽ ghé qua Mỹ.
Bà Thái Anh Văn, Chủ tịch Đảng Dân chủ tiến bộ (DPP), một đảng chính trị của Đài Loan ủng hộ việc vùng
lãnh thổ này độc lập với Trung Quốc đại lục, đang thực hiện lời hứa đưa ra trong bài phát biểu nhậm chức hôm 20/5 về thắt chặt quan hệ với các quốc gia khác thay vì Bắc Kinh và giảm sự phụ thuộc về kinh tế của Đài Loan vào đại lục.
Những việc bà Thái đã làm sau khi nhậm chức cũng cho thấy, bà đang đảo ngược chính sách thân Bắc Kinh của người tiền nhiệm Mã Anh Cửu.
Những động thái chính sách đầu tiên của bà Thái có thể sẽ làm mếch lòng Bắc Kinh, nơi các nhà lãnh đạo đang gây sức ép buộc bà xác nhận “một Trung Quốc” - nguyên tắc nói rằng đảo Đài Loan và Trung Quốc đại lục cùng thuộc về một quốc gia.
Bloomberg cũng cho rằng, rất có thể Bắc Kinh sẽ phản ứng bằng cách dùng những biện pháp gây khó khăn cho nền kinh tế vốn dĩ đang giảm tốc của Đài Loan.
Sau bài phát biểu nhậm chức của bà Thái Anh Văn, Trung Quốc đã so sánh bài phát biểu này với một “bản trả lời câu hỏi chưa hoàn thiện”.
“Bà Thái đã làm rõ lựa chọn chính sách của mình ngay trong những ngày đầu tiên lãnh đạo Đài Loan, tách biệt Đài Loan khỏi Trung Quốc trên mọi phương diện, từ chính trị, kinh tế, văn hóa cho tới quan hệ đối ngoại”, giáo sư Chang Ling-chen thuộc Đại học Đài Loan nhận định. “Bản trả lời câu hỏi chưa hoàn thiện sẽ không được hoàn thiện. Câu hỏi duy nhất đặt ra lúc này là đại lục sẽ chờ đến bao giờ mới có hành động?”
Ngay trong ngày làm việc đầu tiên trên cương vị nhà lãnh đạo Đài Loan hôm 23/5, bà Thái Anh Văn đã thiết lập một cơ chế với Nhật Bản nhằm giải quyết tranh chấp trên biển, phát tín hiệu về mối quan hệ có thể ấm lên với Tokyo - quốc gia cũng có tranh chấp lãnh thổ trên biển với Bắc Kinh. Chính quyền Đài Loan tuyên bố sẽ làm việc trực tiếp với Nhật Bản để giải quyết bất đồng về quyền đánh bắt cá tại vùng biển gần đá Okinotori của Nhật, thay vì sử dụng đến công cụ pháp lý.
Cũng trong ngày 23/5, chính quyền Đài Loan công bố sắc lệnh xóa tội danh hình sự đối với 126 người biểu tình xâm nhập vào trụ sở chính quyền hồi năm 2014 nhằm phản đối một thỏa thuận thương mại giữa Đài Loan với Trung Quốc đại lục.
Cùng ngày, khi bổ nhiệm đại điện ngoại giao mới của Đài Loan tại Mỹ, bà Thái đã sử dụng chức danh “đại sứ” thay vì “đại diện” - một động thái có thể khiến Bắc Kinh “nổi giận” vì chức danh “đại sứ” này đồng nghĩa khẳng định Đài Loan là một quốc gia thay vì là một phần của Trung Quốc như Bắc Kinh đòi hỏi.
Ngoài ra, bà Thái Anh Văn còn có những động thái cương quyết khác. Một ngày sau khi bà nhậm chức, người đứng đầu cơ quan giáo dục của Đài Loan tuyên bố từ bỏ kế hoạch thay đổi đề cương giáo dục của nước này. Đây là kế hoạch mà ông Mã Anh Cửu đưa ra vào năm 2014 nhằm nhấn mạnh ý tưởng “một Trung Quốc”.
Tiếp đó, hôm 24/5, văn phòng của bà Thái Anh Văn hủy bỏ truyền thống bái vọng mộ Tôn Trung Sơn - truyền thống được coi là thể hiện sự tôn trọng đối với ý tưởng “một Trung Quốc”, bởi Tôn Trung Sơn là người khai sinh Trung Quốc hiện đại và mộ của ông đặt ở Trung Quốc đại lục.
Theo nhà nghiên cứu cấp cao Xu Shiquan thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, những động thái của bà Thái Anh Văn trong những ngày đầu lên cầm quyền cho thấy bà sẽ không chấp nhận sự đồng thuận đạt được vào năm 1992 giữa Đài Loan và Bắc Kinh về nguyên tắc “một Trung Quốc”.
Giờ là lúc bà Thái phải đưa ra quyết định sẽ tiến xa đến đâu. Hôm 25/5, Giám đốc Văn phòng Quan hệ Đài Loan của Trung Quốc đại lục nói rằng các kênh đối thoại giữa hai bờ eo biển, bao gồm 23 thỏa thuận về thương mại, du lịch và văn hóa, sẽ sụp đổ nếu Đài Loan không tuân thủ sự đồng thuận 1992.
Hiện bà Thái đã nhìn ra xa hơn Trung Quốc trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đài Loan, sau khi nền kinh tế của vùng lãnh thổ này tăng trưởng yếu nhất kể từ năm 2009 trong năm ngoái. Bà đã cho thành lập một văn phòng nhằm điều phối ý tưởng “nam tiến mới” (New Go South). Đây là ý tưởng nhằm tăng cường quan hệ giữa Đài Loan với các nước ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á.
Vào cuối tháng 6 này, bà Thái có thể sẽ một lần nữa khiến Bắc Kinh “khó chịu” khi tới thăm Panama và Paraguay, hai trong số ngày càng ít các quốc gia duy trì quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan. Trong chuyến đi này, nhà lãnh đạo Đài Loan cũng sẽ ghé qua Mỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét