Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

Cái giá của giấc mộng muốn “thâu tóm” thế giới của Trung Quốc.


Cũng tương tự như mọi cuộc chiến tranh kinh tế khác, việc đi “xâm chiếm”, mua lại hàng loạt các công ty nước ngoài của Trung Quốc cũng để lại rất nhiều hậu quả và chi phí.
Đầu tiên, hầu như tất cả các công ty thực hiện thương vụ M&A ra nước ngoài của Trung Quốc đều có tỷ lệ nợ đáng báo động. Ví dụ như tập đoàn quốc doanh ChemChina mới mua lại Syngenta có tỷ lệ nợ trên doanh thu trước thuế là 9,5 lần, mức cực kỳ cao theo đánh giá của Standard & Poor.
Nguy hiểm hơn, ChemChina thực hiện thương vụ 43 tỷ USD với Syngenta mà chưa hề trả thanh toán một đồng nợ nào. Phần lớn số tiền công ty quốc doanh này dùng để mua lại hãng sản xuất giống nổi tiếng thế giới
là nhờ nguồn vốn vay của hàng loạt các ngân hàng như HSBC, Credit Suisse, Rabobank... Những ngân hàng đều không hề lo lắng với khoản nợ khổng lồ của ChemChina vì cho rằng chính quyền Bắc Kinh sẽ không để những tập đoàn này vỡ nợ.
Với tâm lý như vậy, tỷ lệ nợ xấu cũng như rủi ro vỡ nợ của Trung Quốc đang ngày một tăng cao, góp phần gây áp lực khiến các nhà đầu tư nước ngoài bỏ chạy khỏi thị trường nước này. Số liệu của tờ Financial Times cho thấy trong 9 tháng đầu năm 2016 đã có khoảng 301 tỷ USD vốn ròng thoái ra khỏi Trung Quốc thông qua các kênh ngân hàng và đầu tư, đó là chưa kể khoản đầu tư 78 tỷ USD trong cùng kỳ của các doanh nghiệp nhằm thực hiện tham vọng “thâu tóm” thế giới.

Nguồn vốn nước ngoài đang tháo chạy khỏi Trung Quốc? (tỷ USD)
Nguồn vốn nước ngoài đang tháo chạy khỏi Trung Quốc? (tỷ USD)
Chính vì lý do này, nguồn dự trữ ngoại hối của Trung Quốc trong những năm qua đã giảm mạnh do chính quyền Bắc Kinh sử dụng quá nhiều để hỗ trợ thị trường trong khi nguồn vốn đổ vào nước này lại giảm. Tính đến cuối tháng 11/2016, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) chỉ còn giữ 3.052 tỷ USD dự trữ ngoại hối. Đây đã là tháng thứ 5 liên tiếp kho dự trữ ngoại hối của Trung Quốc suy giảm và là mức thấp nhất kể từ tháng 3/2011.
Tình trạng này đang khiến chính quyền Bắc Kinh lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan khi vừa muốn mở rộng M&A ra nước ngoài lại vừa muốn bảo đảm kho dự trữ ngoại hối đủ tiền để hỗ trợ thị trường tài chính.

Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm mạnh (triệu USD)
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm mạnh (triệu USD)
Thêm vào đó, chính sự bất ổn trong dòng vốn cũng như thị trường tài chính Trung Quốc, kèm với đó là tình trạng giảm tốc và việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất đã khiến đồng Nhân dân tệ tiếp tục mất giá, khiến Trung Quốc gặp khó khi thanh toán các khoản nợ nước ngoài.
Cái gì cũng có tính 2 mặt của nó, dù đồng nội tệ giảm giá khiến xuất khẩu có lợi nhưng điều này cũng khiến thị trường tài chính và tín dụng chứa nhiều rủi ro hơn. Ngoài ra, việc được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa vào rổ các đồng tiền dự trữ (SDR) đã thỏa mãn phần nào mục tiêu quốc tế hóa đồng nội tệ của chính quyền Bắc Kinh nhưng cũng khiến nước này gặp khó trong việc can thiệp tỷ giá.
Tồi tệ hơn, có một thực tế trớ trêu là dù lượng tham gia đấu thầu của các doanh nghiệp Trung Quốc tăng cao nhưng tỷ lệ thành công lại không thực sự nhiều. Theo tờ Wall Street Journal, chỉ có khoảng 50% số thương vụ đấu thầu M&A nước ngoài của Trung Quốc là đủ khả năng hoàn thành đúng thời hạn.

Không phải tất cả các thương vụ đấu thầu của Trung Quốc đều thành công.
Không phải tất cả các thương vụ đấu thầu của Trung Quốc đều thành công.
Trước việc các doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng “xâm chiếm” mạnh mẽ những công ty của mình, hàng loạt các quốc gia đã có động thái nhằm đối phó với tình trạng này. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã từng kêu gọi Châu Âu có những biện pháp nhằm hạn chế việc M&A sâu rộng hiện nay của Trung Quốc, đồng thời cảnh cáo chính quyền Bắc Kinh nên có những động thái mở cửa thị trường tương tự nếu không muốn nhận các đòn trả đũa của Phương tây.
Tuyên bố trên của bà Merkel là dễ hiểu khi các doanh nghiệp nước ngoài gặp khó trong việc kinh doanh, chứ đừng nói là M&A tại Trung Quốc do chính sách bảo hộ của chính phủ.
Gần đây nhất, chính quyền Australia đã từ chối thương vụ 3,3 tỷ USD mua lại tập đoàn điện lực quốc doanh Ausgrid của Trung Quốc do lo ngại các tác động về kinh tế, chính trị.
Thậm chí, chính bản thân chính quyền Bắc Kinh cũng đã nhận ra hiểm họa khôn lường khi họ tiếp tục vung tiền đi mua cả thế giới. Mới đây, chính phủ Trung Quốc đã ban hành một loạt các quy định nhằm kiểm soát dòng vốn chảy khỏi nước này cũng như việc thanh toán qua ngân hàng. Thêm vào đó, các quan chức cũng cho biết sẽ siết chặt quản lý việc M&A sau 1 thời gian dài thả lỏng.

Không có nhận xét nào: