Có thể dễ dàng nhìn thấy rõ ảnh hưởng của quyết định tăng lãi suất đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng với nền kinh tế thứ nhì thế giới, tác động hơi khó để nhận ra.
- Fed tăng lãi suất có ý nghĩa gì đối với túi tiền của người Mỹ?
- Thị trường phản ứng mạnh trước quyết định tăng lãi suất của Fed
- Đồng USD tăng vọt sau thông báo của Fed
Động thái tăng lãi suất ở Mỹ có thể khiến Trung Quốc
gặp khó khăn trong việc quản lý khoản nợ đang bùng nổ. Để duy trì tốc
độ tăng trưởng, kẻ khổng lồ châu Á ngày càng bị phụ thuộc vào tín dụng,
trong khi cố gắng kìm nén dòng vốn chảy ra khỏi biên giới sang những thị
trường màu mỡ hơn ở Mỹ.
"Nếu Fed cứ duy trì đà tăng lãi suất như hiện nay, kẻ chịu tổn thất nhiều nhất sẽ là Trung Quốc, bởi có quá
nhiều tiền đang muốn chảy ra khỏi quốc gia này", Ruchir Sharma - giám đốc thị trường mới nổi trưởng nhóm chiến lược toàn cầu tại Morgan Stanley Investment Management nhận định trong một hội thảo về châu Á tại New York.
Sharma chỉ ra rằng "trong năm ngoái Trung Quốc liên tục chuyển từ bong bóng này đến bong bóng khác: từ hàng hoá đến chứng khoán, và gần đây là bất động sản. Đó không phải là con đường bền vững để tăng trưởng, ông nói, đặc biệt khối lượng nợ của Trung Quố trong 5 năm nay đã chiếm 60% nền kinh tế".
"Họ cứ chơi trò đập chuột chũi hoài. Họ cố gắng chữa một quả bong bóng này, thì một quả khác lại nổi lên", Sharma chia sẻ. Ông từng nhận định rằng giá nhà ở những thành phố lớn nhất của Trung Quốc đã tăng khoảng 30-50% trong 18 tháng trước.
Trong rạng sáng ngày hôm nay, giới chức Fed đã đưa ra quyết định tăng lãi suất lần đầu tiên trong năm 2016, sau nhiều lần trì hoãn. Thị trường đã phần nào dự đoán được động thái này của Fed, tuy nhiên thứ mà họ không ngờ đó là dự kiến tăng lãi suất trong năm 2017.
Lãi suất tăng có nghĩa là lợi tức trái phiếu Mỹ và đồng USD tăng. Thực tế, 2 loại tài sản này đều tăng ngay sau khi Fed có tuyên bố.
"Tôi nghĩ rằng lợi tức trái phiếu 10 năm có thể chạm mốc 3% trong quý I/2017", Rick Rieder - CIO tại BlackRock nhận định. Lần cuối cùng lợi suất trái phiếu 10 năm đạt 3% là vào tháng 1/2014.
Tuy nhiên đối với Trung Quốc, đó hoàn toàn không phải là một tin tức đáng mong đợi. Bắc Kinh vẫn đang phải "vắt óc" để kiểm soát dòng vốn không chảy ra khỏi biên giới khi mà đồng nhân dân tệ giảm so với đồng USD. Những thương vụ đầu tư hấp dẫn ở Mỹ đang có một sức cám dỗ rất lớn đối với khối lượng thanh khoản ở Trung Quốc.
Một số người lạc quan thì cho rằng vị thế của Trung Quốc đối với nợ về cơ bản là không giống các nước khác bởi chính phủ Trung Quốc nắm quyền kiểm soát lớn trong nền kinh tế, tại các thị trường và các ngành. Điều đó chứng tỏ Trung Quốc thoát khỏi những bong bóng trước đó bằng một cách kỹ thuật nào đó.
Nhưng khả năng giữ hệ thống tài chính đứng vững trước khoản nợ khổng lồ thì không chắc. Nếu dòng vốn chảy ra khỏi Trung Quốc quá ồ ạt, Bắc Kinh sẽ phải cần rất nhiều tiền và nhiều hơn con số đó để giữ tốc độ tăng trưởng GDP 6%.
"Trung Quốc hiện nay đang dùng 4 USD nợ để tạo ra 1 USD tăng trưởng GDP", Sharma chia sẻ, anh cũng là tác giả của cuốn "The Rise and Fall of Nations: Forces of Change in a Post-Crisis World".
Hôm nay, chính phủ Trung Quốc cũng cho biết tháng trước đã phát hành thêm 794,6 tỷ NDT nợ mới, cao hơn khoản nợ hồi tháng 10.
Trong khi đó, tổng tài trợ vốn trong toàn xã hội ở Trung Quốc - một thước đo độ tín nhiệm của quốc gia trong tháng 11 đã tăng lên 1.740 tỷ NDT từ mức 896,3 tỷ NDT trong tháng 10.
"Trung Quốc đang mất kiểm soát bởi điều này đang xảy ra cùng lúc với tốc độ tăng trưởng suy giảm theo chu kỳ 100 năm 1 lần", nhà kinh tế học tại The Lindsey Group nhận định.
Theo số liệu từ IMF, kể từ năm 2010, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc liên tục giảm, trong khi quy mô nền kinh tế tăng gần 10%.
"Nếu Fed cứ duy trì đà tăng lãi suất như hiện nay, kẻ chịu tổn thất nhiều nhất sẽ là Trung Quốc, bởi có quá
nhiều tiền đang muốn chảy ra khỏi quốc gia này", Ruchir Sharma - giám đốc thị trường mới nổi trưởng nhóm chiến lược toàn cầu tại Morgan Stanley Investment Management nhận định trong một hội thảo về châu Á tại New York.
Sharma chỉ ra rằng "trong năm ngoái Trung Quốc liên tục chuyển từ bong bóng này đến bong bóng khác: từ hàng hoá đến chứng khoán, và gần đây là bất động sản. Đó không phải là con đường bền vững để tăng trưởng, ông nói, đặc biệt khối lượng nợ của Trung Quố trong 5 năm nay đã chiếm 60% nền kinh tế".
"Họ cứ chơi trò đập chuột chũi hoài. Họ cố gắng chữa một quả bong bóng này, thì một quả khác lại nổi lên", Sharma chia sẻ. Ông từng nhận định rằng giá nhà ở những thành phố lớn nhất của Trung Quốc đã tăng khoảng 30-50% trong 18 tháng trước.
Trong rạng sáng ngày hôm nay, giới chức Fed đã đưa ra quyết định tăng lãi suất lần đầu tiên trong năm 2016, sau nhiều lần trì hoãn. Thị trường đã phần nào dự đoán được động thái này của Fed, tuy nhiên thứ mà họ không ngờ đó là dự kiến tăng lãi suất trong năm 2017.
Lãi suất tăng có nghĩa là lợi tức trái phiếu Mỹ và đồng USD tăng. Thực tế, 2 loại tài sản này đều tăng ngay sau khi Fed có tuyên bố.
"Tôi nghĩ rằng lợi tức trái phiếu 10 năm có thể chạm mốc 3% trong quý I/2017", Rick Rieder - CIO tại BlackRock nhận định. Lần cuối cùng lợi suất trái phiếu 10 năm đạt 3% là vào tháng 1/2014.
Tuy nhiên đối với Trung Quốc, đó hoàn toàn không phải là một tin tức đáng mong đợi. Bắc Kinh vẫn đang phải "vắt óc" để kiểm soát dòng vốn không chảy ra khỏi biên giới khi mà đồng nhân dân tệ giảm so với đồng USD. Những thương vụ đầu tư hấp dẫn ở Mỹ đang có một sức cám dỗ rất lớn đối với khối lượng thanh khoản ở Trung Quốc.
Một số người lạc quan thì cho rằng vị thế của Trung Quốc đối với nợ về cơ bản là không giống các nước khác bởi chính phủ Trung Quốc nắm quyền kiểm soát lớn trong nền kinh tế, tại các thị trường và các ngành. Điều đó chứng tỏ Trung Quốc thoát khỏi những bong bóng trước đó bằng một cách kỹ thuật nào đó.
Nhưng khả năng giữ hệ thống tài chính đứng vững trước khoản nợ khổng lồ thì không chắc. Nếu dòng vốn chảy ra khỏi Trung Quốc quá ồ ạt, Bắc Kinh sẽ phải cần rất nhiều tiền và nhiều hơn con số đó để giữ tốc độ tăng trưởng GDP 6%.
"Trung Quốc hiện nay đang dùng 4 USD nợ để tạo ra 1 USD tăng trưởng GDP", Sharma chia sẻ, anh cũng là tác giả của cuốn "The Rise and Fall of Nations: Forces of Change in a Post-Crisis World".
Hôm nay, chính phủ Trung Quốc cũng cho biết tháng trước đã phát hành thêm 794,6 tỷ NDT nợ mới, cao hơn khoản nợ hồi tháng 10.
Trong khi đó, tổng tài trợ vốn trong toàn xã hội ở Trung Quốc - một thước đo độ tín nhiệm của quốc gia trong tháng 11 đã tăng lên 1.740 tỷ NDT từ mức 896,3 tỷ NDT trong tháng 10.
"Trung Quốc đang mất kiểm soát bởi điều này đang xảy ra cùng lúc với tốc độ tăng trưởng suy giảm theo chu kỳ 100 năm 1 lần", nhà kinh tế học tại The Lindsey Group nhận định.
Theo số liệu từ IMF, kể từ năm 2010, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc liên tục giảm, trong khi quy mô nền kinh tế tăng gần 10%.
Theo Trí thức trẻ/Bloomberg
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét