Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

Obama không thiếu cách kiếm triệu USD sau khi rời Nhà Trắng.Đây là sự văn minh của chế độ đa đảng, vì vậy không có sự tham quyền cố vị.

 


Obama không thiếu cách kiếm triệu USD sau khi rời Nhà Trắng

Viết hồi ký và bán sách, đi nói chuyện tại các tập đoàn hoặc trường học, giảng dạy tại những đại học hàng đầu nước Mỹ... là những công việc có thể giúp Tổng thống Obama "kiếm bộn".

  • Tổng thống Obama: “Đừng đánh giá thấp Donald Trump”
  • Rời Nhà Trắng, ông Obama sẽ dành 2 tuần để ngủ
  • Ảnh hiếm khi ái nữ nhà Obama lần đầu làm quen với Nhà Trắng
Trong hai nhiệm kỳ, mỗi năm ông Barack Obama được trả lương dành cho tổng thống là 400.000 USD . Ông còn nhận nhiều phụ cấp khác, bao gồm 50.000 USD cho chi tiêu cá nhân mỗi năm, 19.000 USD cho
các hoạt động giải trí và 100.000 USD để di chuyển.
Ngày 15/4/2016, Tổng thống Obama công bố báo cáo thuế năm 2015. Ông và phu nhân Michelle cùng kê khai thu nhập trước thuế (gross income) là 436.000 USD. Số tiền phải nộp thuế là 81.472 USD theo tỷ lệ 18,7%. Họ cũng quyên góp hơn 64.000 USD cho hơn 30 quỹ từ thiện.
Theo trang CelebrityNetWorth.com, ông Obama có tài sản ròng là 12,2 triệu USD. Người vợ Michelle không kém cạnh với con số 11,8 triệu USD. Một nguồn đáng kể trong thu nhập của ông Obama là tiền bản quyền và lợi nhuận từ cuốn sách "Hy vọng táo bạo” ký với nhà xuất bản Random House.
Sau khi rời Nhà Trắng, ông Obama mới 55 tuổi nhưng vẫn được hưởng “lương hưu” dành cho cựu tổng thống với số tiền 200.000 USD/năm cùng một số khoản trợ cấp khác. Điều này nhằm bảo đảm danh giá và vị thế của Văn phòng Tổng thống.
Ngoài ra, vị cựu tổng thống vẫn còn nhiều kế hoạch khác để kiếm tiền.
Viết hồi ký
Dự án “truyền thống” đầu tiên đối với các cựu tổng thống là chia sẻ lại về những di sản trong nhiệm kỳ của mình.
Theo Independent, cựu tổng thống Bill Clinton từng được trả trước 10 triệu USD trong hợp đồng xuất bản hồi ký. Cựu tổng thống George W. Bush nhận được 7 triệu USD cho hồi ký Decision Points (Những điểm quyết định).
Quyển hồi ký của Tổng thống Obama từng được nhiều người ưa thích. Ảnh: The New York Times.
Quyển hồi ký của Tổng thống Obama từng được nhiều người ưa thích. Ảnh: The New York Times.
Tổng thống Obama đã có hai quyển sách rất ăn khách là Dreams from My Father (Những giấc mơ từ cha tôi, năm 1995) và The Audacity of Hope (Hy vọng táo bạo, năm 2006). Theo New York Times, các nhà xuất bản tin rằng hồi ký về nhiệm kỳ ở Nhà Trắng của ông Obama sẽ là quyển sách được trông đợi nhất, khoản tiền trả trước có thể từ 25 triệu USD đến 45 triệu USD.
Các bài nói chuyện đắt giá
Một hoạt động phổ biến khác của những cựu tổng thống là đi thuyết giảng tại các trường đại học hoặc những tập đoàn trên toàn thế giới. Thù lao cho các buổi này rất hậu hĩnh, có thể đến 6 con số.
Với khả năng hùng biện, ông Obama chắc chắn sẽ có những bài nói chuyện đắt giá. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Bush “con” từng được trả 100.000 -170.000 USD cho một bài nói chuyện. Fortune cũng cho biết, ông Bill Clinton từng được một tập đoàn mời đến hồi tháng 2/2014 với giá ngất ngưởng là 225.000 USD.
Các tập đoàn hoặc đại học sẵn sàng chi đậm để mời những cựu tổng thống và các nhân vật nổi tiếng trên toàn thế giới nhằm tăng thêm sự uy tín, sự danh giá của cơ sở mình.
Đầu tư một câu lạc bộ thể thao
Tổng thống Obama từng chia sẻ về ước mơ tham gia sở hữu một câu lạc bộ bóng rổ nhà nghề NBA. Đây cũng là môn thể thao mà ông yêu thích. “Tôi luôn mơ mộng chuyện xây dựng một đội và nó sẽ rất tuyệt vời”, ông nói trên tạp chí GQ năm 2016.
Người tiền nhiệm của ông, cựu tổng thống George W. Bush từng mua cổ phần trong một câu lạc bộ bóng chày lớn ở bang Texas vào năm 1989, với số tiền bỏ ra là 600.000 USD. Mười năm sau, ông bán cổ phần và thu về đến 14,9 triệu USD.
Đi dạy học
Tổng thống Obama vốn là giáo sư luật trước khi tham gia chính trị. Ông không giấu giếm nguyện vọng trở lại giảng đường sau khi kết thúc nhiệm kỳ.
“Tôi rất thích việc đi dạy. Tôi nhớ các lớp học và được gắn kết với các sinh viên. Tôi cũng yêu ngành luật, thích đào bới trong những rắc rối và vật lộn với các lập luận”, ông Obama nói trong một cuộc phỏng vấn trên The New Yorker.
Ông Obama là người am hiểu sâu sắc về chính trị và luật pháp. Ảnh: Columbiaspectator.
Ông Obama là người am hiểu sâu sắc về chính trị và luật pháp. Ảnh: Columbiaspectator.
Hiện tại, 3 ngôi trường có tiềm năng lớn sẽ tiếp nhận “giáo sư Obama” là ĐH Columbia (nơi ông lấy bằng cử nhân ngành khoa học chính trị), ĐH Harvard (nơi ông tốt nghiệp cao học ngành luật) và ĐH Chicago (nơi ông từng dạy).
Trong số này, ĐH Columbia là nơi có triển vọng nhất, khi hiệu trưởng trường này từng lấp lửng tiết lộ rằng ông trông đợi “chào đón một trong những cựu sinh viên nổi tiếng nhất của chúng ta vào năm 2017”.
Ông Obama không phải chính trị gia đầu tiên chọn trở về con đường học thuật. Cựu ngoại trưởng Mỹ Condoleeza Rice hiện là giáo sư tại ĐH Stanford. Với những trường hàng đầu nước Mỹ cả về danh tiếng lẫn tài chính, lương của một giáo sư nổi tiếng có thể đến sáu con số.
Nhà hoạt động xã hội
Đây có thể là lựa chọn không mang lại nhiều lợi nhuận nhưng những hoạt động xã hội luôn là điều thu hút cả ông Obama và vợ.
Sau khi tốt nghiệp ĐH Columbia, ông Obama dành 3 năm để làm nhà tổ chức các hoạt động cộng đồng ở Chicago.
Vợ chồng ông Obama cũng nhiều lần khẳng định họ sẽ tiếp tục góp sức vào các sáng kiến phát triển cộng đồng, bao gồm chương trình My Brother’s Keeper, dự án hỗ trợ cho các nam thanh niên thiểu số.
Theo Minh Anh
Zing News

Không có nhận xét nào: