GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, không thực hiện được phân luồng là một sai lầm của nền giáo dục. ảnh: Ngọc Quang.
Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết –
nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy
ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cho biết, thông thường tỷ lệ đào tạo nhân lực chuẩn là: 1 - 4 - 10. Tức là 1 cử nhân, 4 trung cấp và 10 công nhân kỹ thuật.
Năm 2015, theo thống kê của cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Cứ 1 cử nhân đại học có 0,35 cử nhân Cao đẳng; 0,65 Trung cấp; 4 công nhân kỹ thuật.
Đây là tỷ lệ rất mất cân đối, khiến các bạn trẻ lãng phí thời gian, tiền của, cơ hội tìm kiếm việc làm.
Nhiều thanh niên không biết học để làm gì?
PV: Nhiều người cho rằng nguyên nhân cử nhân thất nghiệp là vì nhà trường đào tạo không sát với nhu cầu thực tế của xã hội. Theo Giáo sư, có những nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này?
GS.Nguyễn Minh Thuyết: Nguyên nhân thì có rất nhiều. Ở đây, tôi chỉ nêu 4 nguyên nhân chính:
Thứ nhất là đào tạo thiếu cân đối, đặc biệt giai đoạn từ 2005 – 2010 đã mở ra quá nhiều trường đại học, cao đẳng khiến cho số lượng sinh viên đại học, cao đẳng tăng chóng mặt trong khi nền kinh tế không cần nhiều cử nhân đến vậy.
Năm 2010, Quốc hội đã có báo cáo giám sát và ra Nghị quyết trong đó nói đến việc Chính phủ cần điều chỉnh chỉ tiêu đào tạo đại học, cao đẳng.
Tuy nhiên, tới năm 2015 tỷ lệ đào tạo đại học, cao đẳng vẫn chưa được điều chỉnh trở về mức chuẩn.
Đấy là nguyên nhân trực tiếp và quan trọng dẫn tới tình trạng thất nghiệp với hơn 200 nghìn cử nhân, thạc sĩ.
Về việc đào tạo vượt quá nhu cầu của thị trường lao động, năm 2004, tôi đã cảnh báo trước kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XI.
Thời điểm ấy, các trường đại học, cao đẳng đào tạo khoảng 200.000 cử nhân mỗi năm.
Tôi đã nói tại thời điểm đó nước ta chỉ cần khoảng 20.000 cử nhân, nhưng lời cảnh báo của tôi không được lắng nghe và tỷ lệ vào đại học, cao đẳng cứ tăng vùn vụt.
Những năm vừa qua, mỗi năm có tới 500.000 người vào đại học, cao đẳng, trong khi nhu cầu thực tế mỗi năm chỉ cần tới 1/10 số này, do đó cử nhân thất nghiệp nhiều là chuyện dễ hiểu.
Nguyên nhân thứ hai là chất lượng đào tạo không cao. Chúng ta đã có nhiều dẫn chứng về việc doanh nghiệp loại các ứng viên do hạn chế về kỹ năng làm việc.
Với thị trường ASEAN mở như bây giờ thì trong tương lai gần, thanh niên Việt Nam đang đứng trước cơ hội và thách thức rất lớn.
Nếu như được đào tạo tốt, vừa có kiến thức, kỹ năng làm việc vừa có ngoại ngữ thì thanh niên nước ta sẽ có cơ hội tìm được việc làm phù hợp trên khắp thị trường Đông Nam Á.
Nhưng nếu các trường tiếp tục đào tạo xa với thực tế như hiện nay thì thanh niên Việt Nam có nguy cơ thất bại ngay trên quê hương của mình.
Nguyên nhân thứ ba là sinh viên tốt nghiệp rất ít người có bản lĩnh để lập nghiệp, mà thường chỉ học lấy cái bằng rồi đi xin việc ở khu vực nhà nước hoặc khu vực tư nhân.
Trong khi đó, lẽ ra khi đã học xong đại học thì một cử nhân hoàn toàn có thể tự tìm hướng đi riêng, lập nghiệp để vừa giải quyết vấn đề việc làm của bản thân, nhưng đồng thời cũng có những đóng góp tốt cho xã hội.
Để giúp cho sinh viên khởi nghiệp và lập nghiệp thực sự khi ra trường thì Nhà nước cần có chính sách để tạo điều kiện cho thanh niên tiếp cận các nguồn vốn thuận lợi hơn.
Nguyên nhân thứ tư, gốc của vấn đề thất nghiệp, là nền kinh tế nước ta chưa phát triển, cơ cấu kinh tế không hợp lý.
Nếu chúng ta chỉ chủ yếu làm gia công lắp ráp cho nước ngoài, xuất khẩu khoáng sản thô, chuyển nhượng đất đai, kinh doanh nhà hàng, khách sạn… thì rõ ràng là sẽ ngày càng thừa mứa cử nhân.
Một nền kinh tế thực sự phát triển, với cơ cấu các ngành hợp lý và chính sách nhân lực đúng sẽ là động lực để phát triển khoa học, giáo dục và để các bạn trẻ nỗ lực học tập, rèn luyện và tự lập nghiệp chứ không chỉ học để rồi chờ đợi xin việc vào một cơ quan, doanh nghiệp nào đó.
Cử nhân không xin được việc làm rồi lại học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ thì Giáo sư nghĩ sao?
GS.Nguyễn Minh Thuyết: Tôi thấy rằng nhiều bạn trẻ hiện nay không có mục đích học tập rõ ràng. Bố mẹ định hướng thế nào thì biết như thế thôi, hết tiểu học thì lên trung học, hết trung học cơ sở lên trung học phổ thông, hết phổ thông thì cố làm sao để vào được đại học.
Học xong đại học mà vẫn không tìm được việc làm thì lại học thạc sĩ, và nếu vẫn chưa tìm được việc làm thì có lẽ phải học tiếp lên tiến sĩ.
Nói tóm lại, nó là câu chuyện giống như chúng ta vẫn hay nói trong cuộc sống là “cố tiến lên hàng đầu, nhưng hàng đầu rồi không biết đi đâu”.
Tức là học như thói quen của người xếp hàng, thấy người ta tiến thì mình cũng tiến, không tính xem lên đến hàng đầu có còn hàng mà mua không, hay nên tìm chỗ khác mua hàng dễ hơn.
Tôi chỉ lấy một ví dụ đơn giản là học ngoại ngữ. Nhiều bạn chỉ biết lên lớp học để có điểm cao, nhưng không chú ý rằng điều quan trọng nhất là ngoại ngữ ấy phải sử dụng được vào công việc, vào cuộc sống, và muốn vậy thì phải tranh thủ thời gian ngồi trên ghế nhà trường, tận dụng mọi điều kiện để sử dụng được ngoại ngữ thật thành thạo.
Để không rơi vào cảnh cắm cúi chạy theo bằng cấp rồi thất nghiệp, các bạn trẻ cần xác định được mục tiêu học tập, dù học trung cấp nghề hay đại học cũng là để có nghề tự nuôi sống bản thân mình, đóng góp cho gia đình, tiến tới làm giàu và đóng góp cho xã hội
Cử nhân đại học lái taxi là chuyện bình thường
Gần đây xã hội đã bàn tới chuyện “liên thông ngược”, nhiều cử nhân phải giấu bằng đại học để đi học nghề và sau đó tìm được việc làm với mức thu nhập rất ổn định. Giáo sư nghĩ sao về vấn đề “liên thông ngược”?
GS.Nguyễn Minh Thuyết: Tôi đã gặp một số bạn trẻ lái taxi có bằng đại học. Tôi nghĩ đây là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra trong một nền kinh tế thị trường.
Nhiều người thấy lạ lẫm là vì đã quá quen với nền kinh tế bao cấp, học cao thì phải được bố trí vào vị trí cao, nhưng thực tế bây giờ không phải thế.
Và ở nhiều nước thì ngay cả tiến sĩ tìm việc cũng rất khó khăn, thậm chí cũng bị sa thải nếu năng lực làm việc không phù hợp với yêu cầu.
Vì vậy, việc nhiều bạn trẻ “liên thông ngược” thể hiện một lối suy nghĩ cởi mở, thích nghi với kinh tế thị trường. Nếu như các bạn ấy nhận ra điều đó sớm hơn thì có lẽ là đã tìm được công việc tốt, nghề nghiệp vững vàng và thậm chí đã trở thành ông chủ rồi.
Nhưng dù sao muộn con hơn không, cho nên tôi ủng hộ các bạn trẻ dũng cảm thay đổi để thích nghi với đời sống. Ai cũng phải có một công việc để ổn định cuộc sống rồi mới có thể tính tới những điều xa hơn.
GS.Nguyễn Minh Thuyết cho biết, ở nhiều quốc gia, tiến sĩ cũng có thể thất nghiệp. tranh biếm họa: Mai Sơn.
Một số ý kiến cho rằng việc đào tạo ở bậc phổ thông hiện nay không đảm bảo cho phân luồng học sinh, vì vậy cứ hết phổ thông thì có tới 40 – 50% vào đại học. Như vậy sự mất cân đối định hướng nghề nghiệp cần phải được giải quyết ngay từ bậc phổ thông, thưa Giáo sư?
GS.Nguyễn Minh Thuyết: Đúng là cần phải định hướng nghề nghiệp ngay từ bậc phổ thông, và khi đã bắt đầu vào đại học rồi thì các trường cần làm thêm một bước định hướng nghề nghiệp cụ thể hơn cho từng tân sinh viên. Bởi vì có nhiều bạn vào đại học nhưng không xác định được đầu ra của từng ngành thế nào, sinh viên cần chuẩn bị những gì…
Tất cả những câu hỏi đó rất cần được các bộ phận tư vấn ở các trường giúp cho các em nhận thức rõ ràng hơn, từ đó không bị lựa chọn sai.
Lỗi lớn nhất trong hệ thống giáo dục phổ thông hiện nay là không phân luồng. Hầu hết học sinh học xong Trung học cơ sở đều vào Trung học phổ thông; nếu không vào được trường công thì đã có hàng loạt trường tư mới mở.
Vào Trung học phổ thông, các em bắt đầu lựa chọn chuyên ban. Tất cả các cách phân ban từ nhiều năm nay, dù là 4 ban A, B, C, D hay ba ban Cơ bản, Tự nhiên, Xã hội… đều là để phục vụ cho mục tiêu thi tuyển đại học, cao đẳng. Như thế có nghĩa là chính hệ thống giáo dục đã định hướng cho các em vào đại học, cao đẳng là chính.
Còn phân luồng có nghĩa là phân luồng nhân lực theo những hướng phát triển phù hợp với sở trường, sở nguyện của học sinh và với yêu cầu của thị trường lao động.
Tôi lấy ví dụ, ở Đức, sau cấp tiểu học 6 năm, căn cứ kết quả học tập, học sinh được phân luồng vào 3 loại trường trung học khác nhau.
Hệ trung học 6 năm chỉ dành cho các em có điểm tổng kết các môn cao nhất ở tiểu học (1 điểm, theo cách tính của Đức); học xong hệ trung học này, học sinh sẽ vào đại học.
Hệ trung học thứ hai là trung học 5 năm dành cho học sinh khá, sau đó đi học cao đẳng kỹ thuật. Hệ trung học thứ ba chỉ học 4 năm, sau đó đi học trung cấp kỹ thuật.
Như vậy là nước Đức đã thực hiện phân luồng lao động ngay khi kết thúc tiểu học. Còn ở ta, theo dự thảo Hệ thống Giáo dục quốc dân mới nhất mà Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Chính phủ vẫn không thực hiện được phân luồng.
Sức ép của thị trường lao động đang buộc ngành giáo dục phải tính toán phân luồng hợp lý, và cũng buộc thanh niên phải suy nghĩ thực tế hơn. Tuy nhiên, tôi cho rằng câu chuyện phân luồng sẽ là rất khó khăn bởi vì chúng ta đang có quá nhiều trường đại học, cao đẳng cả công lập và tư thục.
Và để giải quyết vấn đề này một cách căn cơ thì ít nhất phải có sự phối hợp chặt chẽ của 3 bộ: Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động, Thương binh và Xã hội.
Theo hình dung của tôi, Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm tổ chức phân luồng và quản lý công tác đào tạo; Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo về tốc độ phát triển của nền kinh tế và các ngành nghề trong tương lai; còn Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thì dự báo về nhu cầu nhân lực của các ngành nghề.
Đây là vấn đề mang tầm quốc gia, vì vậy không thể chỉ có một bộ nào đủ sức làm được.
Trân trọng cảm ơn Giáo sư!
ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cho biết, thông thường tỷ lệ đào tạo nhân lực chuẩn là: 1 - 4 - 10. Tức là 1 cử nhân, 4 trung cấp và 10 công nhân kỹ thuật.
Năm 2015, theo thống kê của cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Cứ 1 cử nhân đại học có 0,35 cử nhân Cao đẳng; 0,65 Trung cấp; 4 công nhân kỹ thuật.
Đây là tỷ lệ rất mất cân đối, khiến các bạn trẻ lãng phí thời gian, tiền của, cơ hội tìm kiếm việc làm.
Nhiều thanh niên không biết học để làm gì?
PV: Nhiều người cho rằng nguyên nhân cử nhân thất nghiệp là vì nhà trường đào tạo không sát với nhu cầu thực tế của xã hội. Theo Giáo sư, có những nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này?
GS.Nguyễn Minh Thuyết: Nguyên nhân thì có rất nhiều. Ở đây, tôi chỉ nêu 4 nguyên nhân chính:
Thứ nhất là đào tạo thiếu cân đối, đặc biệt giai đoạn từ 2005 – 2010 đã mở ra quá nhiều trường đại học, cao đẳng khiến cho số lượng sinh viên đại học, cao đẳng tăng chóng mặt trong khi nền kinh tế không cần nhiều cử nhân đến vậy.
Năm 2010, Quốc hội đã có báo cáo giám sát và ra Nghị quyết trong đó nói đến việc Chính phủ cần điều chỉnh chỉ tiêu đào tạo đại học, cao đẳng.
Tuy nhiên, tới năm 2015 tỷ lệ đào tạo đại học, cao đẳng vẫn chưa được điều chỉnh trở về mức chuẩn.
Đấy là nguyên nhân trực tiếp và quan trọng dẫn tới tình trạng thất nghiệp với hơn 200 nghìn cử nhân, thạc sĩ.
Về việc đào tạo vượt quá nhu cầu của thị trường lao động, năm 2004, tôi đã cảnh báo trước kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XI.
Thời điểm ấy, các trường đại học, cao đẳng đào tạo khoảng 200.000 cử nhân mỗi năm.
Tôi đã nói tại thời điểm đó nước ta chỉ cần khoảng 20.000 cử nhân, nhưng lời cảnh báo của tôi không được lắng nghe và tỷ lệ vào đại học, cao đẳng cứ tăng vùn vụt.
Những năm vừa qua, mỗi năm có tới 500.000 người vào đại học, cao đẳng, trong khi nhu cầu thực tế mỗi năm chỉ cần tới 1/10 số này, do đó cử nhân thất nghiệp nhiều là chuyện dễ hiểu.
Nguyên nhân thứ hai là chất lượng đào tạo không cao. Chúng ta đã có nhiều dẫn chứng về việc doanh nghiệp loại các ứng viên do hạn chế về kỹ năng làm việc.
Với thị trường ASEAN mở như bây giờ thì trong tương lai gần, thanh niên Việt Nam đang đứng trước cơ hội và thách thức rất lớn.
Nếu như được đào tạo tốt, vừa có kiến thức, kỹ năng làm việc vừa có ngoại ngữ thì thanh niên nước ta sẽ có cơ hội tìm được việc làm phù hợp trên khắp thị trường Đông Nam Á.
Nhưng nếu các trường tiếp tục đào tạo xa với thực tế như hiện nay thì thanh niên Việt Nam có nguy cơ thất bại ngay trên quê hương của mình.
Nguyên nhân thứ ba là sinh viên tốt nghiệp rất ít người có bản lĩnh để lập nghiệp, mà thường chỉ học lấy cái bằng rồi đi xin việc ở khu vực nhà nước hoặc khu vực tư nhân.
Trong khi đó, lẽ ra khi đã học xong đại học thì một cử nhân hoàn toàn có thể tự tìm hướng đi riêng, lập nghiệp để vừa giải quyết vấn đề việc làm của bản thân, nhưng đồng thời cũng có những đóng góp tốt cho xã hội.
Để giúp cho sinh viên khởi nghiệp và lập nghiệp thực sự khi ra trường thì Nhà nước cần có chính sách để tạo điều kiện cho thanh niên tiếp cận các nguồn vốn thuận lợi hơn.
Nguyên nhân thứ tư, gốc của vấn đề thất nghiệp, là nền kinh tế nước ta chưa phát triển, cơ cấu kinh tế không hợp lý.
Nếu chúng ta chỉ chủ yếu làm gia công lắp ráp cho nước ngoài, xuất khẩu khoáng sản thô, chuyển nhượng đất đai, kinh doanh nhà hàng, khách sạn… thì rõ ràng là sẽ ngày càng thừa mứa cử nhân.
Một nền kinh tế thực sự phát triển, với cơ cấu các ngành hợp lý và chính sách nhân lực đúng sẽ là động lực để phát triển khoa học, giáo dục và để các bạn trẻ nỗ lực học tập, rèn luyện và tự lập nghiệp chứ không chỉ học để rồi chờ đợi xin việc vào một cơ quan, doanh nghiệp nào đó.
Cử nhân không xin được việc làm rồi lại học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ thì Giáo sư nghĩ sao?
GS.Nguyễn Minh Thuyết: Tôi thấy rằng nhiều bạn trẻ hiện nay không có mục đích học tập rõ ràng. Bố mẹ định hướng thế nào thì biết như thế thôi, hết tiểu học thì lên trung học, hết trung học cơ sở lên trung học phổ thông, hết phổ thông thì cố làm sao để vào được đại học.
Học xong đại học mà vẫn không tìm được việc làm thì lại học thạc sĩ, và nếu vẫn chưa tìm được việc làm thì có lẽ phải học tiếp lên tiến sĩ.
Nói tóm lại, nó là câu chuyện giống như chúng ta vẫn hay nói trong cuộc sống là “cố tiến lên hàng đầu, nhưng hàng đầu rồi không biết đi đâu”.
Tức là học như thói quen của người xếp hàng, thấy người ta tiến thì mình cũng tiến, không tính xem lên đến hàng đầu có còn hàng mà mua không, hay nên tìm chỗ khác mua hàng dễ hơn.
Tôi chỉ lấy một ví dụ đơn giản là học ngoại ngữ. Nhiều bạn chỉ biết lên lớp học để có điểm cao, nhưng không chú ý rằng điều quan trọng nhất là ngoại ngữ ấy phải sử dụng được vào công việc, vào cuộc sống, và muốn vậy thì phải tranh thủ thời gian ngồi trên ghế nhà trường, tận dụng mọi điều kiện để sử dụng được ngoại ngữ thật thành thạo.
Để không rơi vào cảnh cắm cúi chạy theo bằng cấp rồi thất nghiệp, các bạn trẻ cần xác định được mục tiêu học tập, dù học trung cấp nghề hay đại học cũng là để có nghề tự nuôi sống bản thân mình, đóng góp cho gia đình, tiến tới làm giàu và đóng góp cho xã hội
Cử nhân đại học lái taxi là chuyện bình thường
Gần đây xã hội đã bàn tới chuyện “liên thông ngược”, nhiều cử nhân phải giấu bằng đại học để đi học nghề và sau đó tìm được việc làm với mức thu nhập rất ổn định. Giáo sư nghĩ sao về vấn đề “liên thông ngược”?
GS.Nguyễn Minh Thuyết: Tôi đã gặp một số bạn trẻ lái taxi có bằng đại học. Tôi nghĩ đây là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra trong một nền kinh tế thị trường.
Nhiều người thấy lạ lẫm là vì đã quá quen với nền kinh tế bao cấp, học cao thì phải được bố trí vào vị trí cao, nhưng thực tế bây giờ không phải thế.
Và ở nhiều nước thì ngay cả tiến sĩ tìm việc cũng rất khó khăn, thậm chí cũng bị sa thải nếu năng lực làm việc không phù hợp với yêu cầu.
Vì vậy, việc nhiều bạn trẻ “liên thông ngược” thể hiện một lối suy nghĩ cởi mở, thích nghi với kinh tế thị trường. Nếu như các bạn ấy nhận ra điều đó sớm hơn thì có lẽ là đã tìm được công việc tốt, nghề nghiệp vững vàng và thậm chí đã trở thành ông chủ rồi.
Nhưng dù sao muộn con hơn không, cho nên tôi ủng hộ các bạn trẻ dũng cảm thay đổi để thích nghi với đời sống. Ai cũng phải có một công việc để ổn định cuộc sống rồi mới có thể tính tới những điều xa hơn.
Một số ý kiến cho rằng việc đào tạo ở bậc phổ thông hiện nay không đảm bảo cho phân luồng học sinh, vì vậy cứ hết phổ thông thì có tới 40 – 50% vào đại học. Như vậy sự mất cân đối định hướng nghề nghiệp cần phải được giải quyết ngay từ bậc phổ thông, thưa Giáo sư?
GS.Nguyễn Minh Thuyết: Đúng là cần phải định hướng nghề nghiệp ngay từ bậc phổ thông, và khi đã bắt đầu vào đại học rồi thì các trường cần làm thêm một bước định hướng nghề nghiệp cụ thể hơn cho từng tân sinh viên. Bởi vì có nhiều bạn vào đại học nhưng không xác định được đầu ra của từng ngành thế nào, sinh viên cần chuẩn bị những gì…
Tất cả những câu hỏi đó rất cần được các bộ phận tư vấn ở các trường giúp cho các em nhận thức rõ ràng hơn, từ đó không bị lựa chọn sai.
Lỗi lớn nhất trong hệ thống giáo dục phổ thông hiện nay là không phân luồng. Hầu hết học sinh học xong Trung học cơ sở đều vào Trung học phổ thông; nếu không vào được trường công thì đã có hàng loạt trường tư mới mở.
Vào Trung học phổ thông, các em bắt đầu lựa chọn chuyên ban. Tất cả các cách phân ban từ nhiều năm nay, dù là 4 ban A, B, C, D hay ba ban Cơ bản, Tự nhiên, Xã hội… đều là để phục vụ cho mục tiêu thi tuyển đại học, cao đẳng. Như thế có nghĩa là chính hệ thống giáo dục đã định hướng cho các em vào đại học, cao đẳng là chính.
Còn phân luồng có nghĩa là phân luồng nhân lực theo những hướng phát triển phù hợp với sở trường, sở nguyện của học sinh và với yêu cầu của thị trường lao động.
Tôi lấy ví dụ, ở Đức, sau cấp tiểu học 6 năm, căn cứ kết quả học tập, học sinh được phân luồng vào 3 loại trường trung học khác nhau.
Hệ trung học 6 năm chỉ dành cho các em có điểm tổng kết các môn cao nhất ở tiểu học (1 điểm, theo cách tính của Đức); học xong hệ trung học này, học sinh sẽ vào đại học.
Hệ trung học thứ hai là trung học 5 năm dành cho học sinh khá, sau đó đi học cao đẳng kỹ thuật. Hệ trung học thứ ba chỉ học 4 năm, sau đó đi học trung cấp kỹ thuật.
Như vậy là nước Đức đã thực hiện phân luồng lao động ngay khi kết thúc tiểu học. Còn ở ta, theo dự thảo Hệ thống Giáo dục quốc dân mới nhất mà Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Chính phủ vẫn không thực hiện được phân luồng.
Sức ép của thị trường lao động đang buộc ngành giáo dục phải tính toán phân luồng hợp lý, và cũng buộc thanh niên phải suy nghĩ thực tế hơn. Tuy nhiên, tôi cho rằng câu chuyện phân luồng sẽ là rất khó khăn bởi vì chúng ta đang có quá nhiều trường đại học, cao đẳng cả công lập và tư thục.
Và để giải quyết vấn đề này một cách căn cơ thì ít nhất phải có sự phối hợp chặt chẽ của 3 bộ: Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động, Thương binh và Xã hội.
Theo hình dung của tôi, Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm tổ chức phân luồng và quản lý công tác đào tạo; Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo về tốc độ phát triển của nền kinh tế và các ngành nghề trong tương lai; còn Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thì dự báo về nhu cầu nhân lực của các ngành nghề.
Đây là vấn đề mang tầm quốc gia, vì vậy không thể chỉ có một bộ nào đủ sức làm được.
Trân trọng cảm ơn Giáo sư!
Báo Giáo Dục
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét