Chương
XV
1. Người nào bắt, giữ hoặc giam
người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 377 của Bộ
luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người thi hành công
vụ;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Đối với người dưới 18 tuổi,
phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Làm cho gia đình người bị
giam, giữ lâm vào tình trạng khó khăn, quẫn bách;
h) Gây rối loạn tâm thần và
hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật từ 11% đến 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Làm người bị bắt, giữ, giam
trái pháp luật chết hoặc tự sát;
b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng
phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục phẩm giá nạn nhân;
c) Gây rối loạn tâm thần và
hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật 46% trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị
cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 158.
Tội xâm phạm chỗ ở của người khác
1. Người nào thực hiện một
trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Khám xét trái pháp luật chỗ
ở của người khác;
b) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ
lực, gây sức ép về tinh thần hoặc thủ đoạn trái pháp luật khác buộc người khác
phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ;
c) Dùng mọi thủ đoạn trái pháp
luật nhằm chiếm, giữ chỗ ở hoặc cản trở trái phép, không cho người đang ở hoặc
quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ;
d) Tự ý xâm nhập chỗ ở của
người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp.
2. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở
tự sát;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an
ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị
cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
1. Người nào thực hiện một
trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính
về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000
đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Chiếm đoạt thư tín, điện
báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu
chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc
hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc
văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;
c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại
trái pháp luật;
d) Khám xét, thu giữ thư tín,
điện tín trái pháp luật;
đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật
hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi
thông tin riêng tư khác của người khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tiết lộ các thông tin đã
chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
đ) Làm nạn nhân tự sát.
3. Người phạm tội còn có thể bị
phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất
định từ 01 năm đến 05 năm.
1. Người nào lừa gạt, mua
chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu
cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, thì bị
phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng
đến 01 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 02 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Dẫn đến hoãn ngày bầu cử,
bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng cầu ý dân.
3. Người phạm tội còn có thể bị
cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
1. Người nào có trách nhiệm
trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng cầu ý dân mà giả mạo
giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử,
kết quả trưng cầu ý dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc
phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dẫn đến phải tổ chức lại
việc bầu cử hoặc trưng cầu ý dân.
3. Người phạm tội còn có thể bị
cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động
cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây làm cho người bị
thôi việc, người bị sa thải hoặc gia đình họ lâm vào tình trạng khó khăn hoặc
dẫn đến đình công, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,
phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Ra quyết định buộc thôi việc
trái pháp luật đối với công chức, viên chức;
b) Sa thải trái pháp luật đối
với người lao động;
c) Cưỡng ép, đe dọa buộc người
lao động, công chức, viên chức phải thôi việc.
2. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng
hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Đối với phụ nữ mà biết là có
thai;
c) Đối với người đang nuôi con
dưới 12 tháng tuổi;
d) Làm người bị buộc thôi việc,
người bị sa thải tự sát.
3. Người phạm tội còn có thể bị
cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
1. Người nào dùng vũ lực, đe
dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác lập
hội, hội họp hợp pháp, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về
một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ
đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Dẫn đến biểu tình;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an
ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến
05 năm.
1. Người nào dùng vũ lực, đe
dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực
hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào,
đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi
này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù
từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Dẫn đến biểu tình;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh,
trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến
05 năm.
1. Người nào vì lý do giới mà
thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào cản trở người khác tham gia hoạt
động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa
học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, đã bị xử lý kỷ
luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt
cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo
không giam giữ đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến
05 năm.
1. Người nào thực hiện một
trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc
phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ
lực hoặc hành vi khác cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết
khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
cản trở việc thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết
khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.
2. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Trả thù người khiếu nại, tố
cáo;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
d) Dẫn đến biểu tình;
đ) Làm người khiếu nại, tố cáo
tự sát.
3. Người phạm tội còn có thể bị
cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
1. Người nào dùng vũ lực, đe
dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị xử
lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn
vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng
đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an
ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị
cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét