Đây là ví von của Thứ trưởng LĐ-TBXH Nguyễn Trọng Đàm tại buổi họp báo bên lề Hội thảo Khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Những tác động kinh tế của già hóa, diễn ra sáng 6/9.
- Chuyên gia Phạm Chi Lan: Nguồn lực đã cạn kiệt, lấy gì tăng trưởng kinh tế?
- Từ 1/3/2017 Tiến hành Tổng điều tra kinh tế cả nước
- Vì sao Việt Nam không có lợi ích rõ rệt từ việc tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN và ASEAN +?
Theo ông Đàm, vì chưa giàu đã già, nên Việt Nam còn đầy rẫy khó khăn, thiếu hụt các chính sách an sinh, dịch vụ xã hội cho người cao tuổi (NCT). Đặc biệt, tuổi thọ trung bình người Việt hiện gần 75 tuổi, với trên 10 năm sống khi nghỉ hưu, nhưng hầu hết sống trong đau yếu, do chăm sóc sức khỏe cả thời còn trẻ và khi về già đều chưa tốt.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm, chính sách an sinh của Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập do nguồn lực hạn chế. Bảo hiểm y tế mới bao phủ tới các hộ nghèo, người từ 85 tuổi trở lên, trong khi nhiều NCT sống ở nông thôn, làm việc ở khu vực phi chính thức chưa có bảo hiểm y tế, hưu trí.
…"Chúng tôi đang nghiên cứu thay đổi tuổi hưu, vì không có tuổi nghỉ hưu chung cho tất cả các loại hình công việc. Việt Nam sẽ học tập kinh nghiệm các nước để điều chỉnh tuổi hưu cho phù hợp từng giai đoạn, thời kỳ", ông Đàm nói.
Dự kiến năm 2050, Việt Nam có khoảng 10 triệu NCT (với tỷ lệ cứ 4 người dân có 1 NCT).
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm, chính sách an sinh của Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập do nguồn lực hạn chế. Bảo hiểm y tế mới bao phủ tới các hộ nghèo, người từ 85 tuổi trở lên, trong khi nhiều NCT sống ở nông thôn, làm việc ở khu vực phi chính thức chưa có bảo hiểm y tế, hưu trí.
…"Chúng tôi đang nghiên cứu thay đổi tuổi hưu, vì không có tuổi nghỉ hưu chung cho tất cả các loại hình công việc. Việt Nam sẽ học tập kinh nghiệm các nước để điều chỉnh tuổi hưu cho phù hợp từng giai đoạn, thời kỳ", ông Đàm nói.
Dự kiến năm 2050, Việt Nam có khoảng 10 triệu NCT (với tỷ lệ cứ 4 người dân có 1 NCT).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét