Hãng Goldman Sachs vẫn dự báo đồng Nhân dân tệ sẽ mất giá,
và dự kiến vào cuối năm nay sẽ đứng ở mức 7 Nhân dân tệ đổi 1 USD. Có 4
lý do đằng sau dự báo này.
Thứ nhất là đống nợ khổng lồ. Hoạt
động cho vay tăng mạnh trong những năm gần đây đã dẫn đến sự tích tụ nợ
trong nền kinh tế. Điều này cho thấy lãi suất có thể sẽ tiếp tục ở mức
thấp trong thời gian lâu hơn.
Chính sách tiền tệ lỏng hơn sẽ tạo thêm áp lực giảm giá đối với đồng Nhân dân tệ.
Thứ
hai là tình trạng kinh tế giảm tốc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế một thời
phụ thuộc vào xuất khẩu đang chậm lại (xuất khẩu trong tháng 2/2016
giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2009) khi đồng Nhân dân tệ lên giá
trong nhiều năm qua tính theo cơ sở tỷ trọng thương mại.
Kinh tế
Trung Quốc tăng trưởng 6,9% trong năm 2015, tuy là tốc độ cao tính theo
tiêu chuẩn toàn cầu, nhưng lại là tốc độ chậm nhất của Trung Quốc trong
vòng 25 năm. Theo Goldman Sachs, các nhà hoạch định chính sách của Trung
Quốc giờ đây có thể phải điều chỉnh tỷ giá để kìm hãm đà suy giảm tăng
trưởng của nền kinh tế.
Thứ ba là sở thích để đồng tiền yếu. Hãng
Goldman Sachs cho rằng việc phá giá có quản lý đồng Nhân dân
tệ vào
tháng 12/2015 và những tuần đầu của năm 2016 cho thấy các nhà chức trách
Trung Quốc đang thiên về hướng để đồng tiền suy yếu.
Trong một
cuộc phỏng vấn gần đây, Thống đốc PBOC Chu Tiểu Xuyên nói rằng mức giá
hiện nay của đồng Nhân dân tệ so với đồng USD không thể hiện mức "hợp lý
và cân bằng" của đồng tiền này.
Thứ tư là sự khác biệt về chính
sách. Hãng Goldman Sachs dự đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng
lãi suất 3 lần trong năm nay, trong khi dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng
trên ngưỡng xu hướng.
Goldman cho rằng lãi suất của Mỹ tăng trong
khi chính sách tiền tệ của Trung Quốc lại có xu hướng ngược lại sẽ tạo
ra áp lực rút vốn khỏi Trung Quốc và khiến đồng Nhân dân tệ yếu đi.
Việc
tăng lãi suất của Hoa Kỳ cùng với xu hướng giảm trong chính sách tiền
tệ của Trung Quốc sẽ bao hàm sự áp lực dòng chảy và dẫn đến nhân dân tệ
yếu, Goldman nói.
Xu hướng tiếp tục suy yếu của đồng Nhân dân tệ
đang làm dấy lên dự đoán về các lựa chọn chính sách của PBOC, trong đó
có dự báo về việc phá giá một lần đồng Nhân dân tệ hoặc phá giá nhiều
lần nhưng với mức độ đều đặn hơn.
Goldman Sachs thiên về khả năng
Trung Quốc sẽ áp dụng việc phá giá đều đặn đồng Nhân dân tệ do việc phá
giá mạnh 1 lần có thể làm giảm uy tín của các nhà hoạch định chính sách
Trung Quốc. Ngoài ra, nó còn gây bất lợi khi Trung Quốc sẽ đăng cai Hội
nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 9 tới.
Sự mất giá mạnh của đồng
Nhân dân tệ cũng sẽ làm tăng áp lực lạm phát và làm suy yếu khả năng
cạnh tranh của các đối tác thương mại của Trung Quốc tại các thị trường
mới nổi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét