Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Thời gian gần đây, nhiều người dân tỉnh Bến Tre rất bức xúc khi trang web của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đưa thông tin “Biện pháp kỹ thuật chăm sóc lúa đông xuân trong tình hình hạn mặn” khi lúa trên địa bàn tỉnh đã gần như đã mất trắng.Chế độ một đảng luôn có kiểu làm việc vô trách nhiệm như vậy.Nhân dân ta đóng thuế nuôi báo cô bộ máy nhà nước. Toàn dân ta phải nên tiếng yêu cầu bè lũ Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị luật đa đảng để có sự đào thải công bằng đối với bọn lơ là trách nhiệm trong bộ máy Nhà nước.

Lúa chết gần hết, web Sở mới hướng dẫn cách chăm sóc

Lúa chết gần hết, web Sở mới hướng dẫn cách chăm sóc
Màn hình chụp lại website Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bến Tre ngày 21-3, với bản tin “Biện pháp kỹ thuật chăm sóc lúa đông xuân trong tình hình hạn mặn”, khi mà hầu hết diện tích lúa của Bến Tre đã mất trắng.

  • Thêm 90.000 ha lúa có thể bị chết vì hạn, mặn
  • Nông dân “đứng ngồi không yên” do lúa chết vì mặn
  • ĐBSCL: Lúa chết hàng loạt, nông dân "khóc ròng"
Bản tin được đưa lên web ngày 10-3 với nội dung: “Theo thông tin của đài Khí Tượng Thủy Văn tỉnh Bến Tre trong mùa khô 2015- 2016 nước mặn sẽ xâm nhập sâu và sớm hơn so với các năm trước, mặn có khả
năng ảnh hưởng đến năng suất vụ đông xuân 2015-2016. Để giảm thiệt hại cho lúa do hạn mặn, nông dân
cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật như sau…”.
Trong khi đó, theo báo cáo mới đây của Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Võ Thành Hạo với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, hiện tỉnh có trên 19.000 ha lúa Đông Xuân bị thiệt hại gần 100%.
Ông Ng. V. B, ngụ huyện Châu Thành, cho biết trong đợt mặn đầu tiên xâm nhập sâu vào kênh nội đồng ngày 28 tết, gia đình ông đã không được cảnh báo trước nên vườn sầu riêng đã bị hỏng, chỉ biết trông chờ vào cây lúa. Từ đó, ông thường xuyên lên mạng, vào trang web của sở nông nghiệp tỉnh nhà để theo dõi độ mặn, kỹ thuật giúp cây trồng chống chọi với hạn mặn.
“Có thể đợt mặn lịch sử này cây lúa sẽ không có cách nào chống chọi nổi. Nhưng tôi quá bức xúc với cách làm việc, đăng tải thông tin của trang web chuyên ngành của sở nông nghiệp. Không biết họ đưa thông tin này lên sau khi lúa đã mất trắng để làm gì. Đâu còn ý nghĩa gì nữa?”.
Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 21-3, một lãnh đạo chi cục bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bến Tre), đơn vị viết bản tin nói trên, cho biết có thể bản tin này đã được viết từ lâu nhưng do bộ phận quản lý trang web đăng lên chậm. Bà sẽ cho kiểm tra lại sự việc và góp ý các bộ phận liên quan.
Còn ông Trịnh Văn Thịnh, phó giám đốc Sở Thông tin truyền thông Bến Tre, cho biết đơn vị này chỉ cấp phép cho trang web các sở ngành hoạt động và kiểm soát thông tin đăng tải trên trang web. Còn việc đăng chậm hay quyết định có đăng hay không là do ban biên tập, lãnh đạo của từng sở quyết định.
“Tỉnh ủy, UBND đã có chỉ đạo quyết liệt trong việc thông tin kịp thời cho người dân. Tuy nhiên, có thể anh em cấp dưới làm chậm, chưa kịp thời. Tỉnh sẽ nhắc nhở để khắc phục trong thời gian tới”, ông Lập nói.
Theo Mậu Trường
Tuổi trẻ

Không có nhận xét nào: