Phạm Trung Tuyến Thứ Năm, ngày 28/04/2016 06:30 AM (GMT+7)
(Dân Việt) Có bao nhiêu nhà khoa học trong số 24.000 tiến sĩ khả kính của nước ta có thể trả lời được vì sao mà cá chết?
Chuyên gia Nga nói về nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung
Công bố 2 nguyên nhân chính có khả năng khiến cá chết hàng loạt
Họp khẩn vụ cá chết trôi dạt vào bãi biển Đà Nẵng
Vụ cá chết: Hơn 20 ngày không có đoàn khách du lịch đến Quảng Bình
Trong
những ngày mà cá chết xuất hiện trên trang nhất của tất cả mọi tờ báo
vì người đọc chờ mãi vẫn không biết thực hư nguyên nhân là vì sao thì
Dự án trắc lượng khoa học Việt Nam công bố số tiền ngân sách được cấp
cho tổ chức khoa học quan trọng nhất đất nước là Viện Hàn lâm Khoa học
Việt Nam trong 5 năm qua là 2.000 tỷ đồng. Và cũng trong khi đó, số
lượng tiến sĩ ở nước ta đã lên đến 24.000 người.
Cá chết ở miền Trung, phải chăng chỉ là chuyện rất nhỏ, và nó chẳng liên quan gì đến khoa học?
Cá chết, điều đó cũng có nghĩa là tính mạng của người dân bị đe dọa bởi nguồn thức ăn từ biển có nguy cơ độc hại.
Cá chết, điều đó cũng có nghĩa là hàng chục vạn người dân sinh sống bằng nghề biển và dịch vụ nghề biển sẽ treo niêu.
Cá chết, cũng có nghĩa là ngành kinh tế du lịch biển sẽ rơi vào khủng hoảng.
Những con cá chết dạt vào bờ biển đã phân hủy, và tương lai của hàng triệu con người mưu sinh cùng biển cũng đứng trước nguy cơ bị hủy hoại. Trong khi đó, đất nước có tới 24.000 tiến sĩ, hẳn cũng nhiều tiến sĩ đã lớn lên từ những ngôi làng biển, từ những con cá được ngư dân đánh về từ biển. Vậy mà cá đã chết trong sự im lặng bền vững của những con người đó.
Có thể cá đã chết vì một khái niệm như là thủy triều đỏ. Nhưng thủy triều đỏ không phải đột nhiên mà xuất hiện. 24.000 tiến sĩ đã ở đâu mà không một lời cảnh báo, dự báo về nguy cơ đó?
Có thể cá đã chết vì chất độc từ các khu công nghiệp. Nhưng các khu công nghiệp chỉ có thể xả độc sau khi các báo cáo tác động môi trường được phê duyệt và thông qua với những chỉ số an toàn. Các tiến sĩ đã ở đâu khi những bản báo cáo đó được đánh giá và thông qua? Những chữ ký có phải đã được hình thành trong một giấc mộng du?
Khi mà 24.000 tiến sĩ đang còn im lặng thì những phóng viên truyền hình cặm cụi ngồi chờ hai con cá ngắc ngoải trong cái chậu nước biển. Một thí nghiệm đầy tuyệt vọng để tìm câu trả lời cho người dân việc vì sao cá chết. Khi xem hình ảnh đó, có thể rất nhiều tiến sĩ đã bật cười, hoặc bĩu môi vì cách thể nghiệm khoa học hồn nhiên đó.
Khi mà 24.000 tiến sĩ đang còn im lặng thì ông Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phải liều lĩnh trong một nỗ lực trấn an dân chúng, rằng “có thể yên tâm ăn cá và tắm”. Khi phát biểu một cách liều lĩnh như thế, liệu ông Phó chủ tịch ấy có ai oán mà thầm hỏi 24.000 tiến sĩ đang ở đâu? Rất có thể họ đang nhún vai vì sự liều lĩnh đó.
Đất nước hơn 3.000 km bờ biển. Đất nước có hàng triệu người dân mưu sinh bằng nghề biển. Đất nước có 24.000 tiến sĩ. Và rốt cục đất nước ấy cũng không thể biết được biển của mình đã chết ra sao.
Cá chết ở miền Trung, phải chăng chỉ là chuyện rất nhỏ, và nó chẳng liên quan gì đến khoa học?
Cá chết, điều đó cũng có nghĩa là tính mạng của người dân bị đe dọa bởi nguồn thức ăn từ biển có nguy cơ độc hại.
Cá chết, điều đó cũng có nghĩa là hàng chục vạn người dân sinh sống bằng nghề biển và dịch vụ nghề biển sẽ treo niêu.
Cá chết, cũng có nghĩa là ngành kinh tế du lịch biển sẽ rơi vào khủng hoảng.
Cá chết hàng loạt ven biển miền Trung.
Cá chết, vì thế không phải là chuyện nhỏ. Vậy thì trong số 2.000 tỷ
đồng đầu tư cho nghiên cứu khoa học ở Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam có
bao nhiêu đồng dành cho việc trả lời vì sao cá biển có thể chết bất
thường như thế? Vậy thì có bao nhiêu nhà khoa học trong số 24.000 tiến
sĩ khả kính của nước ta có thể trả lời được vì sao mà cá chết?Những con cá chết dạt vào bờ biển đã phân hủy, và tương lai của hàng triệu con người mưu sinh cùng biển cũng đứng trước nguy cơ bị hủy hoại. Trong khi đó, đất nước có tới 24.000 tiến sĩ, hẳn cũng nhiều tiến sĩ đã lớn lên từ những ngôi làng biển, từ những con cá được ngư dân đánh về từ biển. Vậy mà cá đã chết trong sự im lặng bền vững của những con người đó.
Có thể cá đã chết vì một khái niệm như là thủy triều đỏ. Nhưng thủy triều đỏ không phải đột nhiên mà xuất hiện. 24.000 tiến sĩ đã ở đâu mà không một lời cảnh báo, dự báo về nguy cơ đó?
Có thể cá đã chết vì chất độc từ các khu công nghiệp. Nhưng các khu công nghiệp chỉ có thể xả độc sau khi các báo cáo tác động môi trường được phê duyệt và thông qua với những chỉ số an toàn. Các tiến sĩ đã ở đâu khi những bản báo cáo đó được đánh giá và thông qua? Những chữ ký có phải đã được hình thành trong một giấc mộng du?
Khi mà 24.000 tiến sĩ đang còn im lặng thì những phóng viên truyền hình cặm cụi ngồi chờ hai con cá ngắc ngoải trong cái chậu nước biển. Một thí nghiệm đầy tuyệt vọng để tìm câu trả lời cho người dân việc vì sao cá chết. Khi xem hình ảnh đó, có thể rất nhiều tiến sĩ đã bật cười, hoặc bĩu môi vì cách thể nghiệm khoa học hồn nhiên đó.
Khi mà 24.000 tiến sĩ đang còn im lặng thì ông Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phải liều lĩnh trong một nỗ lực trấn an dân chúng, rằng “có thể yên tâm ăn cá và tắm”. Khi phát biểu một cách liều lĩnh như thế, liệu ông Phó chủ tịch ấy có ai oán mà thầm hỏi 24.000 tiến sĩ đang ở đâu? Rất có thể họ đang nhún vai vì sự liều lĩnh đó.
Đất nước hơn 3.000 km bờ biển. Đất nước có hàng triệu người dân mưu sinh bằng nghề biển. Đất nước có 24.000 tiến sĩ. Và rốt cục đất nước ấy cũng không thể biết được biển của mình đã chết ra sao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét