Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Khuất tất việc xả thải ở Formosa . Cần thay ngay giám đốc sở tài nguyên môi trường Hà tĩnh.



Khuất tất việc xả thải ở Formosa
Một góc nhà máy Formosa (ảnh lớn). Ngư dân hoang mang trước việc cá biển chết bất thường (ảnh nhỏ). Ảnh: PV.

Thứ trưởng Bộ TN&MT cho rằng, Sở TN&MT Hà Tĩnh chịu trách nhiệm giám sát việc xả thải của Cty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS). Tuy nhiên, đại diện Sở này cho biết chưa lắp thiết bị giám sát. Và cứ ba tháng Sở TN&MT mới vào lấy mẫu một lần.

  • Formosa giải thích phát ngôn ‘hoặc nhà máy hoặc cá tôm’
  • Formosa Hà Tĩnh và 5 tai tiếng để đời ở Việt Nam
  • Hồ sơ hủy hoại môi trường của Formosa trên thế giới kinh khủng như thế nào?
Cưỡi ngựa xem hoa
Trao đổi với PV tại cuộc họp giữa Bộ NN&PTNT với bốn tỉnh ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ TN&MT, ông
Võ Tuấn Nhân cho biết, giám sát việc xả thải của FHS do Sở TN&MT Hà Tĩnh đảm nhận. Tuy nhiên, đại diện Sở TN&MT Hà Tĩnh cho biết vì điều kiện hạ tầng chưa làm được nên chưa kết nối được với trạm quan trắc tự động mẫu nước của FHS. Như vậy là đã rõ, việc FHS ba tháng đầu năm 2016 nhập về 296 tấn hóa chất sử dụng và xả thải như thế nào chỉ có mỗi đơn vị này biết.
Chiều qua, 25/4, tại cuộc làm việc với PV Tiền Phong, ông Hoàng Dật Thuyên, đại diện Bộ phận An toàn Vệ sinh Môi trường FHS cho biết, FHS nhập 296 tấn hóa chất không phải chỉ để dùng mỗi rửa đường ống. “Số hóa chất đó dùng trong nhiều hạng mục của FHS”, ông Hoàng Dật Thuyên nói. Vị đại diện FHS khẳng định, tất cả nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả ra biển phải qua trạm xử lý sau đó đến trạm quan trắc. Nếu không đạt các chỉ số sẽ bị trả lại trạm để xử lý lại.
“FHS đầu tư 45 triệu USD trong việc xử lý nước thải. Dự án hơn 10 tỷ USD, FHS không dại gì đi làm việc đó”, đại diện Bộ phận An toàn Vệ sinh Môi trường FHS cho biết. Trả lời câu hỏi của PV về việc hiện gần 300 tấn hóa chất Cty nhập về hiện sử dụng bao nhiêu và còn lại những hóa chất gì? Đại diện FHS cho rằng chưa thống kê được. “Số lượng sử dụng và còn lại chúng tôi đang thống kê. Tuy nhiên số hóa chất này là để cho vào nước làm nguội không phải chuyên tẩy rửa đường ống”, đại diện FHS nói.
Tại giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 3215, ngày 11/12/2015 của Bộ TN&MT cấp phép cho FHS, yêu cầu về chất lượng nước thải đơn vị này phải đạt được 12 thông số và giới hạn nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải.
Tại phần 2, Bộ TN&MT yêu cầu FHS phải quan trắc liên tục tự động nước thải tại vị trí đập quan trắc nước thải sau khi xử lý từ hệ thống nước xử lý nước thải công nghiệp công suất 45.000m3/ngày đêm với các thông số quan trắc là nhiệt độ, pH, COD, SS, tổng Nitơ và lưu lượng nước thải.
Theo tiết lộ của vị đại diện FHS, đơn vị giám sát việc xả thải là Sở TN&MT Hà Tĩnh. Tuy nhiên việc này được thực hiện thông qua một đơn vị quan trắc. “Thông thường đơn vị quan trắc 3 tháng lấy mẫu một lần. Từ đầu năm đến nay, đơn vị này lấy mẫu hai lần từ tháng 2 và 3. Kết quả đơn vị này báo cáo cho Sở TN&MT Hà Tĩnh”, đại diện FHS nói.
Một góc trạm xử lý nước thải công nghiệp của FHS.
Một góc trạm xử lý nước thải công nghiệp của FHS.
Vì sao nghi vấn FHS?
Trao đổi với PV, một chuyên gia có kinh nghiệm nhiều năm về vấn đề tẩy rửa và thụ động hóa về mặt kim loại trước khi vận hành cho rằng còn khi tẩy rửa bề mặt và thụ động hóa bề mặt kim loại trước vận hành sẽ phải sử dụng hàm lượng cao gấp nhiều lần và thường là trong giai đoạn này hệ thống xử lý nước thải của các nhà máy chưa sẵn sàng cho việc này nên họ thường tìm cách đổ ra môi trường. Đặc biệt là các nhà máy không nằm trong khu công nghiệp tập trung, không có nơi xử lý giúp trong giai đoạn đầu”, vị chuyên gia nhận định.
Theo đó, các cơ quan chức năng nên tập trung làm rõ các hóa chất mà FHS nhập về để tẩy rửa và thụ động hóa bề mặt kim loại cho hệ thống. Đặc biệt tập trung vào các hóa chất mua của các nhà sản xuất là Trung Quốc hoặc Đài Loan vì các nhà sản xuất này rất coi thường công tác an toàn môi trường sau bán hàng và dễ thỏa hiệp với khách hàng. “Các Cty hóa chất uy tín thường sẽ từ chối xử lý nếu công tác môi trường không được đảm bảo, gây ảnh hưởng đến uy tín của họ đã gây dựng hàng trăm năm nay”, vị chuyên gia này nói.
Theo nhận định của vị chuyên gia này, theo dõi trên phương tiện truyền thông thấy cá chết chủ yếu sống ở tầng đáy. “Rất khớp với việc sử dụng các chất tẩy rửa và thụ động hóa bề mặt có tỷ trọng lớn hơn nước biển”, vị chuyên gia nói.
Giải thích vì sao cá lại chết trôi dạt vào các vùng biển từ Hà Tĩnh trở vào, vị này nhận định có thể độc tố chỉ gây chết cá 1 vùng, sau đó cá chết bị phân tán theo một chiều của dòng hải lưu. “Ngoài biển rộng mênh mông, sóng gió liên tục, làm gì có chuyện thiếu oxy để cá chết được. Tôi nghĩ nếu các cơ quan chức năng mà không nhanh tay chắc chắn vào cuộc sẽ không còn gì để mà phát hiện nữa đâu. FHS có thể đã tẩy rửa và thụ động hóa gần xong hết cả nhà máy rồi”, vị chuyên gia lo lắng.
Truy tìm độc tố
Theo vị chuyên gia này, việc truy tìm độc tố trong cá cần phải tập trung vào các độc tố là các muối của kim loại nặng có tỷ trọng lớn hơn nước biển. Vì các hóa chất sau khi thải sẽ tập trung và ít bị phân tán khi bị đưa ra biển. Trong khi đó, các chất hoạt động bề mặt để tẩy rửa dầu và chất diệt vi sinh thường có tỷ trọng gần bằng nước biển nên dễ bị pha loãng và phân tán trong môi trường biển. Điều này rất khó đủ nồng độ để làm cá chết.
Nên tập trung vào phân tích các chỉ tiêu này trong dạ dày cá hay nước biển tại những nơi nuôi trồng thủy sản vẫn còn mẫu nước này. Từ đó mới kết luận có hay không có liên quan đến FHS được. Nếu chỉ phân tích COB, BDO, pH, Độ mặn,...thì không thể kết luận liên quan đến FHS được.
Để kiểm tra FHS có thải những chất này ra biển hay không phải kiểm tra số liệu như ngày nào họ tẩy rửa và thụ động hóa, lượng hóa chất tiêu thụ là bao nhiêu, thể tích nước đã dùng đã tẩy rửa và thụ động là bao nhiêu, bao nhiêu ppm (mg/l) kim loại nặng đi vào hệ thống nước thải, họ đã xử lý bằng phương pháp nào để đạt được các chỉ tiêu nước thải công nghiệp ra môi trường? Dữ liệu chứng minh họ đã phân tích và theo dõi trong quá trình xử lý đâu?
Xây đường ống ngầm để đỡ ảnh hưởng?
Trả lời PV về việc tại sao FHS lại xây dựng hệ thống xả thải ngầm ra biển kéo dài hơn 1,5km. Đại diện FHS cho rằng, nước xả thải là nước ngọt, nếu xả ra khu vực ven bờ sẽ ảnh hưởng đến môi trường bờ biển. “Việc làm ống ngầm ra xa bờ là để mức độ lan tỏa xa hơn”, vị đại diện này nói. Về việc phát ngôn gây sốc chọn nhà máy thép hay chọn tôm cá của ông Chu Xuân Phàm, Giám đốc đối ngoại FHS.
Trao đổi với PV trên chuyến xe đưa PV thị sát hệ thống quan trắc tự động hệ thống xả thải, ông Phàm cho rằng khi đầu tư vào đây được nhà nước cho phép và đã hỗ trợ người dân chuyển đổi nghề. Trong khu vực phạm vi cảng FHS người dân không thể vào đó đánh bắt vì tàu bè công suất lớn đi lại nhiều, lỡ xảy ra tai nạn thì sao. Khu vực đó đã giao FHS làm dự án thép thì không thể để còn đánh bắt tôm cá”, ông Phàm nói.
Theo Minh Thùy
Tiền phong

Không có nhận xét nào: