Hoạt động bồi đắp, xây dựng phi pháp của Trung Quốc trong khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: EPA.
Biển Đông là quan tâm chung của cử tri 15 tỉnh từ Nam ra Bắc gửi đến Bộ Ngoại giao...
- Cử tri Long An mong Quốc hội có thêm giải pháp về Biển Đông
- Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp ở Biển Đông
- Việt Nam kêu gọi chấm dứt hành động làm phức tạp tình hình Biển Đông
Bản tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 11 của
Quốc hội khoá 13 được Ban Dân nguyện phát hành mới đây cho thấy một nội
dung duy nhất thuộc lĩnh vực của Bộ Ngoại giao. Trong khi đó, nhiều bộ, ngành khác nhận được hàng chục ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Phú Yên, Long An, Ninh Bình, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bình Thuận, An Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Bình Dương, Hà Nam, Tiền Giang, Cà Mau, Long An, Hà Nội là những địa phương có các ý kiến chung được phản ánh qua đại biểu Quốc hội đến Bộ Ngoại giao.
Theo đó, cử tri 15 tỉnh, thành nói trên tiếp tục bày tỏ thái độ bức xúc đối với những vi phạm của Trung Quốc ở biển Đông, đặc biệt là hành động xây dựng đảo nhân tạo tại một số điểm thuộc quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, đánh bắt cá trên vùng biển Việt Nam, tấn công các tàu của ngư dân Việt Nam.
Cử tri đề nghị có các giải pháp đấu tranh khả thi, quyết liệt hơn, rõ ràng hơn để giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè, dư luận quốc tế trong việc đối phó với các hành động nêu trên của Trung Quốc.
Đặc biệt, cử tri 15 tỉnh, thành nói trên cũng đề nghị Việt Nam sớm hoàn thiện các thủ tục pháp lý khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Thận trọng hơn trong các chính sách đối ngoại, cân nhắc khi hợp tác, ứng xử đối với một số nước bạn, đặc biệt là Trung Quốc.
Theo cử tri, cũng cần hạn chế các chính sách thỏa hiệp để đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, chủ quyền dân tộc, đồng thời thông tin kịp thời, đầy đủ tình hình biển Đông và đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về chủ quyền biển đảo…, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần đoàn kết, quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Đáng chú ý, đây cũng là những nội dung đã được cử tri nhiều tỉnh, thành gửi đến Quốc hội khoá 13 từ các kỳ họp trước và đã được Bộ Ngoại giao hồi âm.
Khi đó, Bộ Ngoại giao khẳng định, đối với những hành động sai trái của phía Trung Quốc, Việt Nam luôn kiên trì đấu tranh bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế nhằm tiếp tục phát triển quan hệ với Trung Quốc và bảo đảm được chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Tại kỳ họp Quốc hội thứ 11 vừa bế mạc ngày 12/4 vừa qua, gửi báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 đến các vị đại biểu, Chính phủ nhận định diễn biến trên biển Đông có thể sẽ căng thẳng, gay gắt, phức tạp hơn.
Báo cáo của Chính phủ cũng đánh giá đã “đảm bảo chủ quyền quốc gia”. Song, trong một phiên thảo luận được truyền hình trực tiếp, đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) nói rằng ông không đồng thuận với đánh giá này.
Bởi theo ông Lai, Trung Quốc đã biến từ đảo ngầm thành đảo nổi, xây sân bay, kéo pháo hạm, đưa máy bay tiêm kích và sắp tuyên bố những điều xâm phạm chủ quyền như vùng nhận dạng hàng không… Và theo ông thì những hành vi nói trên không thể có từ nào khác hơn là xâm hại nghiêm trọng chủ quyền quốc gia.
Vẫn liên quan đến bảo vệ chủ quyền, tập hợp ý kiến cử tri gửi đến kỳ họp Quốc hội thứ 11 còn nêu tâm tư của cử tri Thừa Thiên - Huế.
Đó là, thời gian vừa qua, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng và đưa các hệ thống trang thiết bị quân sự ra các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đây là hành động leo thang gây căng thẳng cho vùng biển Đông nước ta.
Theo Ban Dân nguyện, cử tri đề nghị Chính phủ ngoài các biện pháp đấu tranh ngoại giao, cần tiếp tục đầu tư, hỗ trợ đóng mới các hệ thống tàu thuyền cho lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển nhằm phục vụ tuần tra dài ngày, bảo vệ chủ quyền và bảo vệ ngư dân trên vùng biển nước ta.
Phú Yên, Long An, Ninh Bình, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bình Thuận, An Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Bình Dương, Hà Nam, Tiền Giang, Cà Mau, Long An, Hà Nội là những địa phương có các ý kiến chung được phản ánh qua đại biểu Quốc hội đến Bộ Ngoại giao.
Theo đó, cử tri 15 tỉnh, thành nói trên tiếp tục bày tỏ thái độ bức xúc đối với những vi phạm của Trung Quốc ở biển Đông, đặc biệt là hành động xây dựng đảo nhân tạo tại một số điểm thuộc quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, đánh bắt cá trên vùng biển Việt Nam, tấn công các tàu của ngư dân Việt Nam.
Cử tri đề nghị có các giải pháp đấu tranh khả thi, quyết liệt hơn, rõ ràng hơn để giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè, dư luận quốc tế trong việc đối phó với các hành động nêu trên của Trung Quốc.
Đặc biệt, cử tri 15 tỉnh, thành nói trên cũng đề nghị Việt Nam sớm hoàn thiện các thủ tục pháp lý khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Thận trọng hơn trong các chính sách đối ngoại, cân nhắc khi hợp tác, ứng xử đối với một số nước bạn, đặc biệt là Trung Quốc.
Theo cử tri, cũng cần hạn chế các chính sách thỏa hiệp để đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, chủ quyền dân tộc, đồng thời thông tin kịp thời, đầy đủ tình hình biển Đông và đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về chủ quyền biển đảo…, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần đoàn kết, quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Đáng chú ý, đây cũng là những nội dung đã được cử tri nhiều tỉnh, thành gửi đến Quốc hội khoá 13 từ các kỳ họp trước và đã được Bộ Ngoại giao hồi âm.
Khi đó, Bộ Ngoại giao khẳng định, đối với những hành động sai trái của phía Trung Quốc, Việt Nam luôn kiên trì đấu tranh bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế nhằm tiếp tục phát triển quan hệ với Trung Quốc và bảo đảm được chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Tại kỳ họp Quốc hội thứ 11 vừa bế mạc ngày 12/4 vừa qua, gửi báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 đến các vị đại biểu, Chính phủ nhận định diễn biến trên biển Đông có thể sẽ căng thẳng, gay gắt, phức tạp hơn.
Báo cáo của Chính phủ cũng đánh giá đã “đảm bảo chủ quyền quốc gia”. Song, trong một phiên thảo luận được truyền hình trực tiếp, đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) nói rằng ông không đồng thuận với đánh giá này.
Bởi theo ông Lai, Trung Quốc đã biến từ đảo ngầm thành đảo nổi, xây sân bay, kéo pháo hạm, đưa máy bay tiêm kích và sắp tuyên bố những điều xâm phạm chủ quyền như vùng nhận dạng hàng không… Và theo ông thì những hành vi nói trên không thể có từ nào khác hơn là xâm hại nghiêm trọng chủ quyền quốc gia.
Vẫn liên quan đến bảo vệ chủ quyền, tập hợp ý kiến cử tri gửi đến kỳ họp Quốc hội thứ 11 còn nêu tâm tư của cử tri Thừa Thiên - Huế.
Đó là, thời gian vừa qua, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng và đưa các hệ thống trang thiết bị quân sự ra các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đây là hành động leo thang gây căng thẳng cho vùng biển Đông nước ta.
Theo Ban Dân nguyện, cử tri đề nghị Chính phủ ngoài các biện pháp đấu tranh ngoại giao, cần tiếp tục đầu tư, hỗ trợ đóng mới các hệ thống tàu thuyền cho lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển nhằm phục vụ tuần tra dài ngày, bảo vệ chủ quyền và bảo vệ ngư dân trên vùng biển nước ta.
VnEconomy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét