Là câu hỏi được ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI) đặt ra bên lề cuộc hội thảo Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, hành trang trước thềm HIệp định TPP diễn ra ngày 27/4.
Theo ông Thụ, tổng thầu Trung Quốc trúng thầu nhiều dự án mà doanh nghiệp Việt có thể làm được, thậm chí làm tốt nhưng điều quan trọng là có thị trường, có việc làm, doanh nghiệp Việt đủ tài chính để thuê chuyên gia và nâng cao chất lượng sản phẩm.Tuy nhiên, thực tế tổng thầu Trung Quốc lại trúng thầu xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và khách quan. Cụ thể, nguyên nhân chủ quan là các chính sách do Nhà nước ban hành rất nhiều nhưng đều ngoài tầm với của các doanh nghiệp.
“Bản thân doanh nghiệp cơ khí trong nước không có thị trường, các tổng thầu, thầu phụ thuộc về doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp cơ khí quốc doanh còn cơ khí tư nhân bị gạt ra rìa”, ông Thụ nêu thực trạng.
Cũng theo vị Chủ tịch VAMI, trong rất nhiều chính sách, Việt Nam cũng không thực hiện được đối với ngành cơ khí như chính sách ưu đãi, thị trường… “Chúng ta có thể đưa ra 30.000 tỷ đồng để vực dậy ngành bất động sản trong khi cơ khí chưa được 30 tỷ đồng để phát triển, trong khi đây cũng được coi là một trong những ngành xương sống của đất nước”, ông Thụ đưa ra so sánh.
“Chúng ta có quyết định 1791 của Chính phủ về khuyến khích chế tạo các nhà máy nhiệt điện tuy nhiên lại thực hiện nửa vời và các doanh nghiệp cơ khí không được hưởng thụ”, ông Thụ nói thêm.
Đồng thời cũng nhấn mạnh, doanh nghiệp cơ khí không đổ lỗi cho chính sách, nhà nước mà muốn có thị trường, có công ăn việc làm và được coi trọng, tin tưởng.
"Trước đây, chúng ta rơi vào bẫy đấu thầu trong ngành cơ khí, cứ giá rẻ là chúng ta làm, đấu thầu nên tổng thầu rơi hết vào tay Trung Quốc, trong khi đó doanh nghiệp trong nước chỉ mon men làm thầu phụ với chi phí ít ỏi. Chúng ta chịu phận làm thuê giá rẻ ngay trên chính nước chúng ta", ông Thụ chỉ ra một thực tế.
Ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch VAMI
Ông
Thụ cũng cho biết, các công trình lớn đều dành cho tổng thầu nước
ngoài, đặc biệt là tổng thầu Trung Quốc chiếm số lượng lớn, các tổng
thầu này không chỉ đem máy móc cũ, lạc hậu mà còn đem công nhân hàn xì,
đục đá, đào đất sang Việt Nam. Như vậy, ngành cơ khí nói riêng và rộng
hơn là doanh nghiệp Việt Nam bị gạt ra, mất đi miếng cơm, manh áo, công
việc.Trong khi, theo vị này, doanh nghiệp cơ khí của Việt Nam thậm chí không thua kém và còn hơn các doanh nghiệp Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp nhập cả công nghệ chế tạo đời đầu của các nước EU, Mỹ với giá đắt đỏ để cạnh tranh, thuê lại chuyên gia nước ngoài có uy tín để làm giám đốc các bộ phận nghiên cứu, chế tạo, thuê thiết kế, thiết bị máy móc…
Ông Thụ dẫn chứng hai nhà máy Alumin ở Nhân Cơ 1,1 tỷ USD, nhà thầu Trung Quốc chỉ giao cho nhà thầu nội 20 triệu USD, có nghĩa khoảng 2%: “Các công trình không thể gọi là cơ khí mà chỉ là linh kiện bồn bể mà thôi, nhìn cảnh như vậy thấy đau lòng quá”, ông nói.
Từ những thực tế trên, ông Thụ bày tỏ mong mỏi là không hỗ trợ tài chính, không giúp doanh nghiệp được công nghệ và ứng dụng khoa học thì thôi, hãy để doanh nghiệp có thị trường, có đất sống. Đừng chỉ định thầu, giao thầu hoặc đấu thầu kiểu hình thức.
“Hãy giao công việc cho chúng tôi, nếu chúng tôi làm không được hãy cho nước ngoài. Chúng tôi chẳng có mục tiêu nào khác và mong muốn gì hơn? Thùng bể cũng đi mua về, kết cấu thép cũng đi mua, tiền mua thì ít tiền lót tay thì nhiều. Chất lượng dự án do cơ quan Nhà nước đứng ra thẩm định lẫn nhau, tiền ở đâu cho đủ được”, ông Thụ kết luận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét