Hậu quả đắng của việc sao chép
số những nguy cơ khi trở thành đối tác của Trung Quốc bao gồm có lừa đảo người nước ngoài và chiếm đoạt quyền sở hữu trí tuệ. Tại Trung Quốc, ăn cắp sở hữu trí tuệ của một công ty nước ngoài được coi là “không sao cả”.
Trên thực tế, các chuyên gia an ninh sẽ nói với bạn rằng Trung Quốc đại lục chẳng sợ những nguy cơ về uy tín cá nhân khi thực hiện cách hành vị bẩn. Và thậm chí, các chủ quan lý của Trung Quốc còn đánh giá cao những nhân viên mới nếu họ sở hữu tài sản trí tuệ nào của nước ngoài, dù sự sở hữu đó là do hành vi đánh cắp mà ra.
Hành vi “vay mượn ý tưởng” của Trung Quốc cũng gây ra nhiều hậu quả cho nền kinh tế đất nước. Các công ty nước ngoài e dè khi rót vốn vào Trung Quốc. Một số công ty còn sẵn sàng rời bỏ Trung Quốc, bởi họ lo ngại bị đánh cắp tài sản trí tuệ. Hơn thế nữa, không ít công ty còn không muốn đem đến những tài sản nhạy cảm về sở hữu trí tuệ tới Trung Quốc.
Cải tiến và sáng tạo không phải là phần thưởng trong lĩnh vực thương mại và giáo dục tại Trung Quốc, họ chỉ chú trọng vào các hoạt động kiếm ra tiền nhanh chóng và học vẹt mà thôi. Giành được sử ủng hộ của các nhà cầm quyền là con đường ngắn nhất để kiếm được lợi nhuận. Lối tư duy đóng cùng với chủ nghĩa tư bản độc quyền sẽ giết chết những đột phá và bóp nghẹt mọi suy nghĩ sáng tạo trên toàn nước Trung Hoa. Nếu chỉ dựa trên những ý tưởng đi vay mượn, Trung Quốc sẽ không bao giờ tạo ra thứ sản phẩm mà cả thế giới cần và muốn.
Dùng từ “sao chép” cũng không đúng hoàn toàn
Cái thời các công ty Trung Quốc thẳng thừng sao chép lại các công ty nước ngoài đã qua. Người sử dụng tại Trung Quốc có thói quen và sở thích khác so với người châu Âu. Ngày nay một doanh nghiệp Trung Quốc có thể được truyền cảm hứng bởi một doanh nghiệp nước ngoài nhưng để “sao chép” một ý tưởng về Trung Quốc và tạo nên thành công, công ty đó chắc chắn phải thay đổi chút ít để phù hợp với thị hiếu trong nước.
Như đã nói ở trên, thời kỳ các công ty Trung Quốc bê nguyên ý tưởng của nước ngoài về áp dụng trong thị trường trong nước đã qua. Trong những ngày đầu của sự phát triển công nghệ tại Trung Quốc, bạn có thể sao chép trực tiếp dịch vụ, sản phẩm của các công ty châu Âu sau đó ung dung hưởng lợi, bởi không hề có sự cạnh tranh trực tiếp nào trong nước. Nhưng những ngày đó đã kết thúc. Vấn đề bây giờ là cách thức thực hiện. Bởi thị trường Trung Quốc rất khác biệt, bất cứ ai sao chép trực tiếp cách tiến hành một ý tưởng từ một công ty nước ngoài cũng sẽ đều bị đè bẹp bởi các đối thủ trong nước khác nếu những đối thủ này đã lấy ý tưởng đó nhưng thực hiện nó một cách tốt hơn.
Nói Trung Quốc “sao chép” là không hoàn toàn đúng. Các công ty Trung Quốc vẫn thực sự lấy cảm hứng từ thành công của các công ty công nghệ khác nhưng làm thế nào để đưa sản phẩm đó về thị trường trong nước thành công cũng đòi hỏi sự thay đổi mang tính cấp tiến và sáng tạo.
Bản copy sẽ không bào giờ nét bằng bản gốc
Mỹ và châu Âu đã có mua sắm trực tuyến, video và công cụ tìm kiếm từ cách đây nhiều năm. Sao chép và vay mượn ý tưởng giúp rút ngắn thời gian tung ra một sản phẩm mới nhưng xói mòn sự cạnh tranh của Trung Quốc. Đánh cắp sở hữu trí tuệ đem lại lợi ích khổng lồ cho các công ty tron nước, nhưng nó làm què quặt khả năng phát triển lên một phiên bản mới hoặc tạo ra đột phá mới.
Hãy cứ nhìn vào hầu hết những đột phá công nghệ quan trọng trong phần cứng, phần mềm và internet. Không phải kiêu ngạo hay phi thực tế, nhưng có rất ít trong số này được tạo ra bên ngoài nước Mỹ. Các ông trùm công nghệ Trung và các doanh nhân Quốc nên nghĩ lý do để lý giải cho điều này.
ICTnews
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét