Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

Giá cước vận tải chậm giảm: Lỗi tại quản lý giá vời


Giá cước vận tải chậm giảm: Lỗi tại quản lý giá nửa vời

Sau câu chuyện giảm giá xăng dầu và giá cước vận tải, dư luận đang đặt vấn đề ngoài “đổ lỗi” cho các doanh nghiệp chây ỳ, còn có lỗi của cơ quan quản lý giá và thị trường một cách nửa

Thanh tra cước vận tải xong để đó
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long phân tích với PV , câu chuyện giá xăng tăng lập tức doanh nghiệp vận tải
tăng giá theo còn giá xăng giảm thì lần khất hiện chưa có lời giải thỏa đáng. Lỗi chính theo ông tại cơ quan chức năng chưa làm tròn vai. “Nguyên nhân chính bởi cơ chế quản lý còn phức tạp tạo rào cản cho việc tăng và giảm giá. Đồng thời, sự quyết liệt vào cuộc của cơ quan chức năng và chế tài chưa thực sự nghiêm minh. Nếu không có giải pháp thật kiên quyết và hiệu quả, chắc chắn hiện tượng này còn lặp lại”, ông Long nói.
Theo ông Long, mục tiêu doanh nghiệp trong kinh tế thị trường là lợi nhuận. Trong khi đó, lợi nhuận xuất phát từ giá để thu. Đối với doanh nghiệp vận tải, chế tài không nghiêm sẽ không buộc được doanh nghiệp tuân thủ. Đồng thời, kiểu quản lý thị trường “nửa vời” tạo rào cản cho doanh nghiệp và người tiêu dùng chịu thiệt. Vì vậy, mới có hiện tượng khi giá xăng tăng, doanh nghiệp vận tải tăng cước nhanh để thu lợi nhuận về. Khi giá giảm doanh nghiệp lợi dụng cơ chế chần chừ vì thủ tục mất hàng tuần để chây ì giảm giá.
Ông Long cho rằng, doanh nghiệp muốn tăng hay giảm lại phải khê khai, thẩm định và thời gian, thủ tục nhiêu khê, gây tốn kém cho doanh nghiệp. “Trong khi đó, sau những cuộc thanh tra, cơ quan chức năng lại không công khai, bêu tên để người tiêu dùng có thể tẩy chay hoặc có chế tài xử phạt thật nặng với doanh nghiệp vi phạm. “Cơ quan quản lý có vai trò kiểm tra, kiểm soát. Nếu có dấu hiệu liên kết vi phạm cần xử thật nặng. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp lớn để răn đe”, ông Long cho hay.
Đồng quan điểm với ông Long, TS Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cho biết, chính kẽ hở pháp lý, năng lực và sự chủ động của cơ quan quản lý hữu quan là nguyên nhân hàng đầu kéo dài xu hướng chậm giảm giá cước vận tải suốt thời gian qua.
Theo ông Phong, hệ lụy của việc chậm giảm giá cước không chỉ trực tiếp gây thiệt hại cho người tiêu dùng, mà còn tác động tích cực từ việc giảm giá xăng dầu không đến được người dân, nhằm giúp giảm chi phí vận tải trong chi phí sản xuất và áp lực lạm phát trong các hoạt động kinh tế - xã hội.
Vẫn chờ đóng góp
Trao đổi với PV , bà Nguyễn Thị Thúy Nga, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, Bộ Tài Chính và Bộ Giao thông Vận tải đang chờ lấy ý kiến từ các địa phương cho Dự thảo Thông tư 152 (Thông tư Quản lý giá cước vận tải bằng ô tô). Theo bà Nga, Bộ Tài chính sẽ cố gắng để ban hành Thông tư sớm trong tháng 3 tới. Các doanh nghiệp vận tải chây ì không giảm giá cước vẫn có chế tài xử phạt trong Nghị định 109. Tuy nhiên, bà Nga cho rằng: “Mình phải đứng trên 2 vai, hài hòa và không nghiêng về bên nào”.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long chỉ ra, cơ quan quản lý nhà nước phải đưa ra tiêu chuẩn, chuẩn mực. Cụ thể như: với loại xe này, giá xăng giảm bao nhiêu, cước vận tải giảm bao nhiêu, mới theo dõi được. “Hiện nay, chi phí xăng dầu trong cước vận tải chiếm 27- 35%. Có nhiều loại xe, có xe tốn ít xăng, có xe tốn nhiều. Phải vào cuộc mạnh mẽ để bức xúc dư luận không lặp lại”, ông Long nói.
“Chúng ta có Luật, có chế tài nhưng không ai làm. Cần tăng cường điều tra, xử lý các hiện tượng thông đồng, liên kết giá và lũng đoạn thị trường, bảo kê hoặc cố tình gây nhũng nhiễu trong kinh doanh và quản lý vì lợi ích nhóm, vi phạm các quy định của Luật Cạnh tranh và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng….”, ông Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh.
Giảm giá cước taxi, Hà Nội phải chờ liên ngành quyết định
Chiều 23/2, trao đổi với phóng viên về vấn đề giá cước taxi không giảm, hoặc giảm không tương xứng với giá xăng, dầu, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Xuân Tân cho biết, hiện trên địa bàn Hà Nội đã có 36/64 hãng taxi đăng ký giảm giá cước.
Về tỷ lệ giảm giá cước có tương xứng với giá xăng dầu giảm không, theo ông Tân, điều này cần phải chờ liên ngành họp xem xét, cân đối cơ cấu giá vận tải xem giảm bao nhiêu là phù hợp. “Không thể nói giá xăng giảm 10% thì giá cước taxi cũng giảm 10% được”, ông Tân nói.
Thành Nam
Theo Ngọc Mai
Tiền Phong

Không có nhận xét nào: