Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

Xử lý hơn 128.000 ha đất vi phạm trên cả nước: “Trên bảo dưới không nghe”. Ở các nước Đa đảng- Dân bầu- Không bạo lực không có tình trạng này, cho thấy chế độ một đảng không phù hợp với kinh tế thị trường, Trần Đại Quang khai man tuổi, từ hôm nhận chức chỉ thấy đi lễ với chỉ đạo không cho hình thành lực lượng đối lập tức bóp nghẹt dân chủ , thực chất là vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, cứ đi chơi mà vẫn đủ lương thì tội gì mà không độc quyền. Toàn dân ta hãy nên tiếng yêu cầu Trần Đại Quang từ chức, bè lũ giáo điều Nguyễn Phú Trọng phải ban hành luật đa đảng, để có sự đào thải công bằng những kẻ ăn hại cơm của dân như trên

Nguyễn Sơn - Văn Lương (Ban Thời sự)Cập nhật 21:02 ngày 14/04/2016

VTV.vn - Cả nước có hơn 128.000 ha đất vi phạm nhưng công tác xử lý chậm chạp, kéo dài. Một phần nguyên nhân là do cấp trên chỉ đạo nhưng cấp dưới không thực hiện nghiêm túc.

Sau khi cổ phần hóa vào năm 2006, Nông trường Việt - Mông, Ba Vì, Hà Nội chỉ được giữ lại hơn 29 ha trong tổng số 1.117 ha được giao trước đây. Chính phủ đã 3 lần có văn bản chỉ đạo bàn giao hơn 1.000 ha còn lại cho địa phương để phân bổ cho hơn 1.500 hộ dân đã sinh sống tại đây từ năm 1987. Nhưng hơn 9 năm qua, Nông trường vẫn chưa bàn giao khiến các chính sách xã hội đối với người dân chưa thể triển khai.
Cả nước có hơn 128.000 ha đất vi phạm nhưng công tác xử lý chậm chạp, kéo dài. Có nhiều nguyên nhân, nhưng theo ông Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguyên nhân phổ biến nhất là do cấp trên chỉ đạo nhưng cấp dưới không thực hiện nghiêm túc, như ở Nông trường Việt - Mông.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 11, yêu cầu Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các địa phương, Bộ, ngành liên quan xây dựng lộ trình đến hết năm 2016 có phương án giải quyết dứt điểm những vi phạm này.
Thanh tra Chính phủ cũng đã trực tiếp thực hiện thanh tra tại nhiều địa phương. Trong đó, có nhiều vụ việc đã phát hiện những cá nhân, tổ chức vi phạm và được kết luận rõ ràng. Tuy nhiên, việc xử lý chậm trễ, kéo dài khiến tình trạng khiếu kiện diễn biến phức tạp.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.

Không có nhận xét nào: